Lễ hội cầu an của dân tộc Tày là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày. Lễ được tổ chức vào mùa xuân hàng năm. Dịp này, mọi người tụ họp, giao lưu thể hiện niềm thành kính với thần linh, tổ tiên; biểu đạt ước vọng trong sáng về một cuộc sống hạnh phúc, an bình... Đây là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc sắc, một sinh hoạt văn hóa dân gian không thể thiếu của đồng bào Tày vùng cao phía Bắc.
Với người Tày, lễ Cầu an là một nghi lễ quan trọng đầu năm, người Tày quan niệm, khi làm lễ này rồi sẽ được các đấng siêu nhiên, được những Pụt Luông (Phật lớn) và Đẳm (tổ tiên) phù trợ, hổ vồ không trúng, rắn cắn không vào, xuống nước tự nổi, làm gì được nấy…
Lễ cầu an, cầu phúc thường được đồng bào Tày tổ chức trong nhà, tại gia đình của chủ nhà.
Ngay từ sáng sớm, các thành viên trong gia đình phân công nhau mỗi người một việc để cùng chuẩn bị các vật phẩm dâng lễ.
Chủ nhà chuẩn bị các đồ lễ chúng sinh.
Thầy cúng chuẩn bị làm lễ.
Không gian diễn xướng tâm linh có sự phân biệt rõ ràng, phân chia theo trật tự rõ ràng, chỉ cần nhìn vào đó có thể nhận biết vai trò, vị thế của từng người.
Thầy cúng thực hiện phần Pựt và phần Mo theo các nghi thức tâm linh.
Phần thực hiện nghi lễ.
Một trong những vật phẩm không thể thiếu của Lễ cầu an cầu phúc đó chính là những sợi chỉ đỏ.
Những sợi chỉ này sau khi làm lễ sẽ được đeo lên cổ tay của các thành viên trong gia đình như một nghi thức với mong muốn sẽ bảo vệ, mang lại an lành cho các thành viên trong gia đình.