Đây là loài linh trưởng hiếm nhất châu Á, đồng thời không có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, chỉ còn tồn tại duy nhất ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng). Theo thống kê, số lượng voọc Cát Bà cũng chỉ còn khoảng 64 cá thể, phân bố rải rác tại các đảo đá vôi trên biển, thuộc Vườn quốc gia Cát Bà.
Quý hiếm như vậy, nhưng công tác bảo tồn và phát triển đàn voọc lại gặp nhiều khó khăn do địa hình hiểm trở, ý thức bảo vệ của người dân chưa cao, hoạt động kinh tế, du lịch ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
Những năm gần đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã hợp tác với Vườn thú Munster và Hội động vật về loài và quần thể (CHLB Đức) nhằm bảo tồn và tăng kích thước quần thể voọc Cát Bà; hỗ trợ lực lượng kiểm lâm; cung cấp trang thiết bị, xây dựng mạng lưới và nâng cao năng lực bảo tồn cho cộng đồng dân cư địa phương…
Đến năm 2015, nhờ những nỗ lực bảo tồn của địa phương, một số đàn voọc đã tăng về số lượng, nhiều cá thể mới đang sinh trưởng ổn định trong môi trường tự nhiên.
Một số hình ảnh của loài voọc Cát Bà:
Voọc Cát Bà mới sinh có lông màu vàng, khi trưởng thành sẽ chuyển dần sang màu đen ở thân, đầu, vai và lưng màu trắng vàng. |
Sinh cảnh sống của voọc Cát Bà là rừng trên núi đá tại Vườn Quốc gia Cát Bà. |
Địa điểm sinh sống của voọc Cát Bà là trên núi đá vôi, với địa thế hiểm trở |
Một con voọc trưởng thành di chuyển kiếm ăn trên những vách núi đá thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà. |
Một đàn voọc Cát Bà đang sinh trưởng ổn định với 3 chú voọc mới được sinh ra vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015
|
Voọc cái thường có thói quen mang theo con nhỏ khi đi kiếm ăn. |
Thức ăn của voọc là chủ yếu là lá, quả cây rừng mọc trên các đảo đá vôi tại Vườn Quốc gia Cát Bà. |
Ông Neahga Leonarg, Giám đốc dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà (thứ 2 từ phải sang) đang trao đổi với cán bộ kiểm lâm và người dân địa phương về kiến thức bảo tồn loài voọc quý hiếm |
Cán bộ dự án bảo tồn Voọc Cát Bà thường xuyên đi kiểm tra điều kiện sinh sống của loài voọc. Nhiều bức tường đá được xây dựng nhằm ngăn không có khách du lịch và người dân địa phương xâm hại môi trường sống tự nhiên của voọc. |