Tại xã Vinh Quý, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng có một khu vực đồi núi trập trùng, đẹp như tranh vẽ, được người dân địa phương gọi là Đồi cỏ Ba Quáng.
Sáng mùng 1 Tết Giáp Thìn, tại Thủ đô Hà Nội, nhiều người dân đã đổ về các ngôi đền, chùa lớn như chùa Quán Sứ, đền Ngọc Sơn, Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc... để cúng lễ, cầu may cho năm mới.
Xuất hiện trong văn hóa của nhiều nước phương Đông, rồng là biểu tượng của quyền lực, sức mạnh, là loài đứng đầu trong nhóm tứ linh gồm: Long, Lân, Quy, Phụng. Người ta tin rằng sự xuất hiện của rồng mang lại may mắn, bình an. Cũng chính vì lẽ đó, hình ảnh rồng xuất hiện nhiều trong hội họa, kiến trúc, văn hóa đời sống của người Việt Nam, đặc biệt là trong lễ cưới hỏi.
Chẳng còn cảnh tắc đường, khói bụi, còi xe... phố phường Hà Nội ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024 (ngày 10/2) đẹp và thanh bình đến nao lòng...
Ấp đảo Thiềng Liềng, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh đang là điểm đến thu hút khách trong dịp Tết Giáp Thìn 2024 với hàng loạt sản phẩm du lịch mới. Đến đây, du khách được hòa mình vào thiên nhiên xanh mát, thưởng thức ẩm thực đặc sản vùng biển...
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đường phố TP Hồ Chí Minh vắng vẻ, bình yên. Nhiều người dậy từ sớm, mặc những bộ quần áo thật đẹp để đi du Xuân, tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm ngày đầu năm mới.
Đêm giao thừa Tết Giáp Thìn 2024, trong tiết trời se lạnh, người dân các tỉnh, thành trên cả nước đã háo hức sẵn sàng đón chờ thời khắc chuyển giao năm cũ, năm mới.
Tối 9/2 (tối 30 Tết), đông đảo người dân và du khách đã đổ về Đường hoa Nguyễn Huệ (Quận 1) để vui chơi và chờ xem màn bắn pháo hoa đón Giao thừa.
Ngày 9/2 (ngày 30 Tết) - ngày cuối cùng của năm cũ, phố phường Hà Nội không còn cảnh xô bồ, ồn ào, phố vắng người thưa, bình yên chuẩn bị đón Giao thừa.
Chiều 9/2/2024 (30 tháng Chạp), đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh thông thoáng, hoạt động buôn bán cũng trầm lắng hơn. Thay vì sự náo nhiệt của những ngày cận Tết trước đó, bầu không khí chiều 30 Tết trở nên yên bình, tĩnh lặng.
Sáng 9/2 (tức ngày 30 Tết Âm lịch), tại điểm bắn pháo hoa số 5 đảo Dừa, Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã được rào chắn để đảm bảo an toàn cho công tác chuẩn bị bắn pháo hoa đêm giao thừa.
Bất kể ngày nghỉ hay ngày thường, những công nhân Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đều phải làm việc bất kể sớm tối để mang đến một hình ảnh Thủ đô “Xanh - Sạch - Đẹp”. Mỗi dịp Tết, lại vào ngày tất niên, công việc lại càng chồng chất bởi lượng rác thải rất lớn, phải xử lý ngay, và họ thực sự là những "bông hoa" thầm lặng để làm đẹp phố phường Thủ đô đón Xuân sang.
Sáng 9/2 (ngày 30 Tết), nhiều người dân TP Hồ Chí Minh tranh thủ đến các chợ hoa Tết gần nhà để chọn mua cây kiểng, hoa về trưng Tết.
Sáng 30 Tết, chợ hoa trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn nhộn nhịp cảnh mua bán. Giá hoa đào tăng nhẹ, hoa lan bán xả hàng, quất cảnh, hoa mai được rao đồng giá...
Ngày cuối cùng của năm cũ, từ sáng sớm ngày 9/2 (tức 30 Tết Giáp Thìn), nhiều người đã tới chợ để chọn các loại quả để bày biện mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết.
Ngày 9/2 (ngày 30 Tết), Đường sách TP Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Văn Bình, Quận 1) đang thu hút khá đông người dân và du khách đến tham quan, vui chơi, chụp ảnh. Đặc biệt, nơi đây là điểm đến được đông đảo khách quốc tế lựa chọn tham quan mỗi khi đến TP Hồ Chí Minh.
Vào những thời khắc cuối cùng của năm Quý Mão (30 tháng Chạp) chuẩn bị sang năm mới Giáp Thìn 2024, chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn nhộn nhịp, tấp nập kẻ bán, người mua.
Sát Tết Giáp Thìn 2024, cư dân và trẻ em ở chung cư Ecohome 2 (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cùng nhau gói bánh chưng đón Tết. Đây cũng là dịp giáo dục trẻ em lưu giữ những nét truyền thống văn hóa, tạo ra sự gắn kết tình cảm giữa các gia đình.
Nhiều quốc gia châu Á đang trang hoàng chuẩn bị đón Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024 với sắc đỏ chủ đạo tràn ngập khắp các phố phường. Người dân tất bật mua sắm, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức khiến không khí thêm vui tươi, rộn ràng.
Phong tục gói bánh chưng gắn với truyền thuyết từ thời Vua Hùng đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện nét đẹp của nền văn minh lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm, mỗi khi Tết đến, Xuân về, người người, nhà nhà lại quây quần gói bánh chưng, dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên, mong cầu cho một năm mới an lành, hạnh phúc.
Đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các tuyến phố, khu dân cư và các khu vực công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được trang trí rực rỡ cờ Tổ quốc, các tiểu cảnh hoa với nhiều loại hoa, màu sắc, kích thước và biểu tượng linh vật Rồng của năm Giáp Thìn để phục vụ người dân và du khách đến du xuân trong dịp năm mới.