Dù còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Giáng sinh nhưng nhiều nơi ở TP Hồ Chí Minh đã được trang hoàng lộng lẫy, rực sáng ánh đèn vào ban đêm, thu hút người dân và khách du lịch đến vui chơi, chụp ảnh.
Triển khai Kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các sự kiện lớn của đất nước, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội thực hiện thường xuyên, quyết liệt kiểm tra nồng độ cồn; kiên quyết hình thành thói quen, văn hóa “đã uống rượu bia không lái xe”.
Bán đảo Sơn Trà nằm ở phía Đông Bắc thành phố Đà Nẵng là nơi có hệ sinh thái rừng đa dạng với hơn 700 cá thể loài voọc Chà vá chân nâu (số liệu thống kê năm 2019) đang sinh sống và phát triển. Được mệnh danh là “Nữ hoàng linh trưởng” nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới và nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, loài voọc Chà vá chân nâu luôn là điểm nhấn thu hút khách du lịch quốc tế đến Bán đảo Sơn Trà tham quan, chụp ảnh.
Lễ kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc lễ hội Đền Hai Bà Trưng xuân Giáp Thìn 2024 diễn ra vào tối ngày 15/2/2024 (ngày mồng 6 tháng Giêng Âm lịch) tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng.
Từ mùng 4 đến 6 Tết hàng năm, lễ hội vật cầu truyền thống diễn ra tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại vương và cũng là dịp để người dân Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống, thể hiện truyền thống thượng võ.
Nhiều ngày qua, tranh thủ thời tiết sau Tết thuận lợi, ngư dân 8 xã ven biển, bãi ngang của huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã hối hả chuẩn bị ngư lưới cụ, nhiên liệu và xuất hành những chuyến “xông biển” đầu năm, khởi đầu cho mùa đánh bắt, khai thác hải sản.
Sáng 15/2, rất đông người dân đã đến Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc để tham gia Lễ hội đền Sóc xuân Giáp Thìn. Năm nay, UBND huyện Sóc Sơn tiếp tục tổ chức phát lộc (giò hoa tre, trầu cau).
Sáng 15/2/2024, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Giáp Thìn) lễ hội Gióng chính thức được khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Lễ hội kéo dài từ ngày 15/2 - 17/2/2024.
Sáng 15/2/2024 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024 chính thức khai mạc với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện" nhằm khẳng định giá trị văn hóa lễ hội chùa Hương và phát huy giá trị quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Hương Sơn - chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội).
Chiều 14/2 (mùng 5 Tết), người dân từ các tỉnh đã ùn ùn đổ về TP Hồ Chí Minh sau kỳ nghỉ Tết kéo dài khiến nhiều tuyến đường, phà... xảy ra ùn tắc.
Ngày 14/2 (mùng 5 Tết), hàng ngàn du khách thập phương nô nức đổ về Đền Hai Bà Trưng để tham dự lễ kỉ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và lễ hội đền Hai Bà Trưng tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
Ngày 14/2/2024 (mùng 5 Tết) là ngày nghỉ cuối trong kỳ nghỉ dài 7 ngày Tết Giáp Thìn, ngay từ đầu giờ chiều, các cửa ngõ Thủ đô, các bến xe đón lượng lớn người và phương tiện từ các tỉnh về Hà Nội để quay lại cuộc sống thường nhật và chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học, đi làm năm mới Giáp Thìn.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn vẫn chưa hết nhưng nông dân ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) đã tất bật ra đồng để thu hoạch đậu xanh. Đầu năm mới thời tiết thuận lợi, đậu xanh được mùa, giá cả ổn định nên nông dân rất phấn khởi.
Sáng 14/2, (mùng 5 Tết Nguyên Đán) hàng ngàn người tụ hội về Công viên Văn hoá Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội), cùng dâng hương, tham dự lễ hội kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 - 2024).
Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 30km, bản Phiêng Ban (xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) là nơi có diện tích trồng mận tập trung lớn nhất toàn tỉnh với hơn 20 ha. Những cánh hoa bung nở bên nếp nhà sàn và khắp các con đường trong bản tạo nên vẻ đẹp mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Theo thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội, dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, Thủ đô đón gần 200 nghìn lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế tăng trưởng mạnh, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ 2023.
Chỉ họp duy nhất một lần vào đêm mồng 4 tháng Giêng mỗi năm, chợ Âm Dương tại làng Ó (nay là làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) mang đầy vẻ huyền bí, "ma mị" đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây.
Sắp hết kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người dân trở lại thành phố để chuẩn bị những ngày làm việc trong năm mới. Du xuân tối phố cổ Hà Nội là lựa chọn của nhiều người, nhiều gia đình và những du khách quốc tế khi Lễ Tình nhân (14/2) đang tới gần.
Chiều 13/2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán), vành đai 3 đoạn từ cầu Thanh Trì về đến Giải Phóng (Hà Nội) đang ùn tắc nghiêm trọng do va chạm giữa 2 xe ô tô.
Trong ngày 13/2/2024 (mùng 4 Tết), đông đảo người dân và phương tiện giao thông quay trở lại Thành phố bắt đầu làm việc, học tập.
Sáng 13/2 (tức mùng 4 Tết Giáp Thìn), tại phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) đã diễn ra lễ hội rước pháo Đồng Kỵ. Hội rước pháo làng Đồng Kỵ từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.