Theo chân 'đội đặc nhiệm' của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội

Những ngày qua, số ca nhiễm COVID-19 ở Hà Nội tăng cao đã khiến các đội cấp cứu 115 làm việc hết công suất, bởi ngoài các ca cấp cứu như ngày thường, Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội còn thực hiện nhiệm vụ vận chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng. Hiện Trung tâm chủ yếu tiếp nhận vận chuyển các ca F0 nặng, ở tầng 2, tầng 3 phải chuyển tuyến.

Thời gian này, tại Phòng Điều phối cấp cứu (Trung tâm 115 Hà Nội, đường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm) luôn trong không khí khẩn trương. Tổng đài có 10 đường dây đón nhận thông tin cấp cứu liên tục hoạt động và tiếng chuông điện thoại cũng reo liên hồi.

Chú thích ảnh
Bên cạnh việc xử lý thông tin, điều phối xe vận chuyển bệnh nhân cấp cứu kịp thời, đội ngũ y bác sĩ trực tổng đài còn kiêm luôn nhiệm vụ thăm khám, sàng lọc bệnh nhân COVID-19.
Chú thích ảnh
Anh Nguyễn Hữu Liên, điều phối viên Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cho biết: "Từ khi dịch bệnh COVID-19 tăng nhanh, số lượng cuộc gọi cấp cứu lên tới 2.000 -2.300 cuộc gọi/ngày".
Chú thích ảnh
Áp lực lớn cho Phòng Điều phối và kíp vận chuyển F0 của Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội là vừa phải tiếp nhận, sau đó điều phối, phân tầng điều trị đến các bệnh viện.
Chú thích ảnh
Công việc quá tải, khiến lực lượng điều phối và ê-kíp xe của 115 rất vất vả và áp lực.
Chú thích ảnh
Hiện Trung tâm 115 có 15 kíp vận chuyển, mỗi kíp có ba người gồm một bác sĩ, một điều dưỡng và lái xe hoạt động liên tục. 
Chú thích ảnh
Nhiệm vụ của họ là đến hiện trường, phân loại và chọn bệnh viện để đưa F0 nhập viện. 
Chú thích ảnh
Mỗi chuyến cấp cứu thường mất khoảng 2 tiếng, thậm chí có thể lên đến 4 - 5 tiếng nếu phải đi các vùng ngoại thành Hà Nội như Sóc Sơn, Chương Mỹ.
Chú thích ảnh
Trách nhiệm người lái xe cấp cứu vô cùng áp lực khi vừa phải nhanh chóng đến được nơi có bệnh nhân, vừa phải đảm bảo an toàn giao thông cho người đi đường và cả ê-kíp. 
Chú thích ảnh
Theo bác sĩ Nguyễn Tất Thắng (Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội), mỗi ca trực, nhân viên trung tâm phải tham gia từ 8-10 chuyến, thậm chí có những ngày cao điểm không thể nhớ hết. 
Chú thích ảnh
 Để hoàn thành một chuyến vận chuyển F0 cần thực hiện nhiều công đoạn quan trọng như chuẩn bị trang thiết bị y tế hỗ trợ lúc cần thiết, quần áo bảo hộ cho nhân viên, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình vận chuyển. 
Chú thích ảnh
Bất kể ngày đêm, những chuyến xe cấp cứu 115 chạy đua với thời gian để dập dịch, giành giật sự sống cho bệnh nhân trên mỗi cung đường...
Chú thích ảnh
Kết thúc một chuyến vận chuyển F0, kíp trực bắt tay ngay vào việc khử khuẩn xe cấp cứu theo quy định dịch tễ để chuẩn bị cho chuyến tiếp theo.
Lê Phú/Báo Tin tức
Những chuyến xe không nghỉ kịp thời cấp cứu F0 chuyển nặng
Những chuyến xe không nghỉ kịp thời cấp cứu F0 chuyển nặng

Trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca F0 tăng cao, số ca chuyển nặng cũng tăng khiến các chuyến xe của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội dày kín lịch, nhân viên y tế cũng gồng mình ngày đêm để kịp thời đến hỗ trợ người bệnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN