Sở Y tế TP Hồ Chí Minh yêu cầu bệnh viện không làm gián đoạn ghép gan cho trẻ

Liên quan đến tình trạng nhiều bệnh nhi phải chuyển ra Hà Nội để ghép gan do Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) tạm ngưng ghép gan cho trẻ, chiều 24/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tháng 6 Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ tiếp tục thực hiện ca ghép gan mới với sự hỗ trợ và phối hợp của Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, theo quy định hiện hành, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đang khẩn trương xây dựng lại Đề án ghép tạng trẻ em để trình Bộ Y tế thẩm định và thông qua. Sở Y tế đã yêu cầu Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 tuân thủ quy định nhưng không làm gián đoạn ghép gan cho trẻ có chỉ định ghép.

Chú thích ảnh
Ca ghép gan thứ 15 cho trẻ được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Ảnh: BVCC

Cụ thể , với tinh thần phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Thành phố và các bệnh viện Thành phố, Bệnh viện Nhi Đồng 2 vẫn tiếp tục thực hiện quy trình ghép tạng với sự hỗ trợ của các chuyên gia ghép tạng của Bệnh viện Đại học Y Dược và Bệnh viện Chợ Rẫy.

Bên cạnh đó, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ hỗ trợ Bệnh viện Nhi đồng 2 về nguồn tạng hiến từ người lớn, các bác sĩ của Nhi Đồng 2 vẫn thực hiện các quy trình ghép gan, ghép thận cho trẻ em như đã từng làm hơn 10 năm qua.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho rằng, một trong những vấn đề khó khăn của ghép tạng là nguồn tạng hiến cho trẻ em quá khan hiếm. Theo điều 5 của Luật Hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ghi rõ: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”. Do đó, đối tượng trẻ em chết não hiện không được đưa vào nguồn hiến tạng.

Theo đó, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề xuất, mong sớm có điều chỉnh trong luật định để tạo điều kiện cho quy trình ghép tạng thực hiện thuận lợi, các bác sĩ nhi sẽ có thể trực tiếp lấy tạng từ người cho là trẻ em chết não trong thời gian không xa.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, sau khi Bệnh viện Nhi Đồng 2 có lực lượng nhân lực đã được đào tạo tại Bỉ về bệnh lý tiêu hóa gan mật và ghép gan, UBND TP Hồ Chí Minh đồng ý về chủ trương cho phép Bệnh viện Nhi Đồng 2 triển khai chương trình liên đại học điểm và đề án ghép gan trẻ em với sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia từ Viện Trường Sant-Luc (Bỉ).

UBND Thành phố đã phê duyệt cho Bệnh viện Nhi Đồng 2 mua sắm vật tư, thiết bị y tế, chuẩn bị cơ sở vật chất cho công tác ghép tạng trẻ em (gan và thận). Đến năm 2005, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định cho phép Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật ghép thận và ghép gan trẻ em.

Ca ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện vào tháng 6/2004, ca ghép gan đầu tiên thực hiện vào tháng 12/2005, cả 2 đều là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam được ghép tạng ở thời điểm lúc bấy giờ và kết quả thành công ngoài dự kiến.

Số lượng ca ghép gan tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tăng dần theo mỗi năm, nếu như giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2019 có 13 trường hợp thì chỉ riêng giai đoạn từ năm 2020 đến nay, đã có 12 trường hợp được ghép thành công.

Đan Phương/Báo Tin tức
Chủ tịch nước biểu dương Bệnh viện Nhi Trung ương ghép gan thành công cho bệnh nhi 9 tháng tuổi
Chủ tịch nước biểu dương Bệnh viện Nhi Trung ương ghép gan thành công cho bệnh nhi 9 tháng tuổi

Được tin bệnh nhi 9 tháng tuổi ở tỉnh Lâm Đồng vừa được các bác sỹ tại Bệnh viện Nhi Trung ương ghép gan thành công và sẽ xuất viện vào ngày 11/4, chiều 10/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, khen ngợi tập thể cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Nhi Trung ương, đặc biệt là ê kíp đã ghép gan cho bé thành công vào ngày 14/3 vừa qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN