Phương pháp này trước đó đã cho thấy hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Trung Quốc.
FDA hiện đã đồng ý cho phép các bác sĩ đưa ra yêu cầu sử dụng phương pháp này cho từng trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 cụ thể và phương này chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch có nguy cơ tử vong. Khi nhận được yêu cầu từ các bác sĩ, FDA sẽ trả lời trong vòng từ 4-8 giờ. Các bác sĩ có thể liên hệ với Văn phòng điều hành cấp cứu của FDA cho những trường hợp gấp hơn.
FDA cho biết mặc dù phương pháp này hứa hẹn mang lại kết quả, song nó vẫn chưa chứng minh được hiệu quả rõ ràng trong việc chống lại virus SARS-CoV-2. Phương pháp này vẫn cần được chứng minh về độ an toàn và hiệu quả thông qua các thử nghiệm lâm sàng.
Bác sĩ Jeffrey Henderson, Phó Giáo sư y khoa và vi sinh phân tử tại Đại học Y Washington in ở St. Louis nhận định cách tiếp cận này đáng được thử nghiệm. Theo bác sĩ, đây cũng không phải là một ý tưởng mới bởi nó đã có có hàng trăm năm nay hoặc lâu hơn. Bác sĩ Henderson cho rằng dù chưa có kết quả thử nghiệm, song dựa vào những dữ liệu liên quan đến các loại virus, phương pháp này có khả năng sẽ đem lại kết quả tốt.
Trước đó, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết Sở y tế của tiểu bang này sẽ bắt đầu sử dụng phương pháp điều trị bằng huyết tương đối với các bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, giống như phương pháp đã được điều trị cho một số bệnh nhân trong đại dịch cúm năm 1918.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát nhanh chóng tại 50 bang, thủ đô Washington và các vùng lãnh thổ của Mỹ, các công ty dược phẩm lớn của Mỹ đang chạy đua với thời gian để tìm ra phương thuốc điều trị. Tuy nhiên cho tới nay, vẫn chưa tìm ra được loại thuốc đặc trị cho COVID-19.
Theo trang thống kê worldometes.info, đến thời điểm này, Mỹ có 54.867 ca nhiễm và 782 ca tử vong do dịch COVID-19.