Tại Thái Bình, đêm qua bão số 8 đã gây ra gíó gật mạnh cấp 12, riêng các huyện ven biển Tiền Hải, Thái Thụy gió mạnh cấp 13 - 14, mưa to đến rất to với lượng mưa tới trên 200 mm.
Từ 18h45 tối qua, tại TP Thái Bình và nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thái Bình gió giật mạnh, mưa ào ạt, nhiều cây cối gãy đổ khắp các đường phố. Nhiều khu vực trong thành phố và các vùng lân cận mất điện.
Thu vét hải sản, “chạy bão” tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy. ảnh: laodong.com.vn |
Mưa to kèm theo gió giật mạnh cấp 11, cấp 12 cũng làm đổ, bật gốc nhiều cây xanh, cột điện, hàng loạt mái tôn, cửa kính... bị thổi bay và bị tốc; nhiều tuyến đường ở TP Thái Bình bị ngập nước khiến giao thông đi lại sáng nay gặp nhiều khó khăn và bị tê liệt.
Bão số 8 còn đe dọa nghiêm trọng một sô đoạn đê biển xung yếu trên các tuyến đê biển số 6, số 8 tại các huyện ven biển Tiền Hải, Thái Thụy thi công dở dang có nguy cơ bị sạt lở. Đến sáng nay, toàn tỉnh Thái Bình vẫn bị mất điện trên diện rộng; thông tin liên lạc ở nhiều nơi và các huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải bị mất liên lạc.
Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, cầu Diêm Điền tối qua cũng bị một tàu trọng tải 5.000 tấn đâm vào làm sập khiến việc giao thông từ TP Thái Bình đi huyện ven biển Thái Thụy gặp nhieu khó khăn.
Tỉnh Thái Bình đang khẩn trương chỉ đạo các địa phương cùng ngành chức năng tập trung xử lý, khắc phục các sự cố trên. Đồng thời duy trì lực lượng thường trực tìm kiếm cứu nạn sắn sàng để xử lý khi có tình huống xấu xảy ra. Các công ty khai thác thủy lợi Nam và Bắc Thái Bình cũng đang tập trung bơm tiêu nước, đề phòng mưa lớn gây ngập úng trên 30.000 ha cây vụ đông mới gieo trồng.
Trước đó, tất cả các cửa hàng, cửa hiệu ở thành phố Thái Bình đã phải đóng
cửa sớm để chằng chống nhà cửa, cây cối đề phòng bão đổ bộ vào. Các lực lượng
tham gia phòng chống bão có mặt tại điểm chốt với tư thế sẵn sàng ứng cứu khi
có tình huống xấu. Người dân cũng được khuyến cáo không nên ra đường, nhất là
trong thời điểm đêm 28/10 khi bão đổ bộ vào đất liền và ảnh hưởng trực tiếp tới
Thái Bình.
Theo ông Nguyễn Văn
Bái, Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải, đến sáng 28/10, có 903 phương tiện
đánh bắt thủy, hải sản với trên 2.200 lao động của Tiền Hải đã vào nơi neo đậu
an toàn; trên 1.800 ngư dân làm ăn ngoài bãi triều đã được di chuyển vào phía
trong đê chính. Riêng đối với khu dân cư phía ngoài đê gồm hơn 110 hộ với trên
300 nhân khẩu thuộc thôn Hưng Long Nam, xã Đông Long cũng di dời vào trong đê từ
chiều tối qua.
Tại huyện Thái Thụy,
ông Trần Xuân Nhuệ, Chủ tịch UBND huyện cho biết: ngay từ chiều tối qua, toàn bộ
448 tàu thuyền trên địa bàn huyện cũng về nơi neo đậu an toàn; 117 hộ với trên
200 dân ở các khu 4, khu 9 thị trấn Diêm Điền ở vùng ngoài đê sáng 28/10 đã được
di dời đến nơi an toàn. Ngoài ra, huyện Thái Thụy còn chủ động di dời khoảng
1.200 hộ dân sinh sống và nuôi trồng thủy sản ở ven biển vào trong đê tránh trú
bão. Theo Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, toàn bộ 1.287 tàu thuyền
với 3.022 lao động của tỉnh Thái Bình đã vào nơi tránh trú bão an toàn.
TTXVN/Tin tức