Ngành Tài nguyên và Môi trường phát huy tối đa tinh thần đổi mới, sáng tạo

Năm 2021, nhằm khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tạo không khí phấn khởi, hăng hái thi đua, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động Phong trào thi đua với chủ đề "Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới toàn diện để phát triển.

Nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm nguồn tài nguyên

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Vũ Hoàng Giang/TTXVN

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Tài nguyên và Môi trường với tinh thần "Thi đua ái quốc", ý chí tự lực, tự cường, yêu ngành, yêu nghề, phát huy những thành quả đã đạt được, nêu cao hơn nữa tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng, thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Theo lãnh đạo Bộ, nhiều nhiệm vụ trong giai đoạn mới cần tập trung thi đua để đạt hiệu quả cao nhất như xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật để quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên cho phát triển, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện chuyển đổi số toàn diện; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng số, dữ liệu số, thông tin phục vụ quản lý, điều hành thông minh trên nền tảng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bên cạnh đó, ngành đề xuất những sáng kiến, giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Cải cách hành chính được đẩy mạnh, xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử; củng cố và hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được xây dựng có tâm, có tầm, có phẩm chất tốt và trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra được đổi mới, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc từ thực tiễn.

Để phong trào thi đua thực sự hiệu quả, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định sẽ tập trung xây dựng, ban hành các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Chương trình hành động của ngành, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.

Bộ cũng tập trung triển khai các giải pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ sử dụng bền vững tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước. Bộ hoàn thiện chủ trương, chính sách để phát huy giá trị địa chất, nguồn lực khoáng sản cho phát triển kinh tế đất nước; triển khai chiến lược phát triển kinh tế biển; tạo chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, hành động bảo vệ môi trường. Các giải pháp tổng thể ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh các hoạt động đo đạc, bản đồ, phân giới cắm mốc lãnh thổ, quản lý không gian lãnh thổ bằng công nghệ viễn thám cũng được nghiên cứu.

Bộ xây dựng cơ chế khuyến khích việc đăng ký các sáng kiến, giải pháp đổi mới, sáng tạo, không chỉ dừng lại ở trong Ngành mà còn huy động được sự tham gia của toàn xã hội; có tiêu chí cụ thể để bình chọn, tôn vinh, khen thưởng kịp thời cũng như nhân rộng để tạo sức lan tỏa cho các phong trào; kịp thời phát hiện, đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm các cá nhân có nhiều sáng kiến, thành tích trong các phong trào thi đua.

Bộ tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong thực thi và hoàn thiện chính sách pháp luật. Đổi mới công tác thanh tra, tổ chức lực lượng thanh tra theo vùng để nắm bắt và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở từng cấp; giải quyết các vụ việc khiếu kiện tồn đọng, kéo dài.

Công tác thi đua, khen thưởng sẽ được đổi mới mạnh mẽ với việc gắn phong trào thi đua với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, đề cao vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, đặc biệt là vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người đứng đầu trong việc tổ chức các phong trào thi đua.

Chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý về môi trường

Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa cho biết, giai đoạn 2015-2020, Bộ đẩy mạnh thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng; phát động nhiều phong trào thi đua thường xuyên và chuyên đề và đã đạt được các kết quả quan trọng.

Bộ đã rà soát, đánh giá thực tiễn, trình ban hành các cơ chế, chính sách tháo gỡ ngay những vướng mắc về quản lý tài nguyên, phục vụ hiệu quả cho phát triển; thiết lập hành lang pháp lý cho quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường; chuyển đổi phương thức quản lý theo hướng chủ động phòng ngừa, tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa hành vi, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trong 3 năm 2016-2019, toàn ngành đã tiến hành hơn 7 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra qua đó kiến nghị thu hồi gần 17 nghìn ha đất, truy thu hơn 368 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính 344 tỷ.

Nhờ chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, công tác tiếp công dân, số lượng đơn thư giảm trung bình 9,0%/năm. Các vụ việc khiếu kiện bức xúc, điểm nóng phức tạp được kiểm tra, xác minh giải quyết đúng quy định của pháp luật.

Gần 63% điều kiện kinh doanh được bãi bỏ, sửa đổi; cắt giảm bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành. Nỗ lực cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là ở các địa phương đã nâng chỉ số Đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản lên mức xếp hạng 60 trong 190 nước được đánh giá. Kết quả xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính năm 2019 của Bộ tăng 9 bậc so với năm 2016.

Tổ chức bộ máy của Bộ tiếp tục được kiện toàn theo hướng tinh gọn giảm đầu mối trung gian, nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó đã giảm 189 tổ chức cấp phòng trở lên; tinh giản 677 công chức, viên chức; có thêm 16 đơn vị sự nghiệp chuyển sang tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên. Chủ động tham gia vào các cơ chế, diễn đàn hợp tác đa phương, tăng cường quan hệ hợp tác, huy động được nhiều nguồn lực, kinh nghiệm, tri thức về quản lý tài nguyên và môi trường...

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động; chuyển từ bị động giải quyết sang chủ động phòng ngừa. Chủ động kiểm soát, làm chủ công nghệ giám sát, phòng ngừa ô nhiễm, đảm bảo các dự án lớn tiềm ẩn nguy cơ cao được kiểm soát chặt chẽ, hoạt động an toàn, đóng góp cho tăng trưởng. Các chỉ số về môi trường có sự chuyển biến, trung bình 6%/năm chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý. 90% chất thải rắn công nghiệp được thu gom, xử lý. 50% tro xỉ được tái sử dụng. 89% các khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Số xã đạt tiêu chí chuẩn nông thôn mới về môi trường tăng 8,3%, đã triển khai các mô hình tái chế rác thải sinh hoạt thay cho chôn lấp. Thiết lập hệ thống gần 900 trạm quan trắc kết nối trực tuyến với Bộ, tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động trong phòng chống rác thải nhựa.

Chất lượng các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không ngừng được nâng cao như nâng thời hạn dự báo, cảnh báo sớm bão đến 5 ngày, áp thấp nhiệt đới đến 3 ngày; dự báo, cảnh báo rét đậm, rét hại gây ra bởi không khí lạnh trước 2 đến 3 ngày với độ tin cậy 80 đến 90%. Các bản tin thiên tai khác như: Dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn... cũng ngày càng chi tiết hóa và đạt độ tin cậy cao hơn, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Lần đầu tiên hoạt động đo đạc và bản đồ được quản lý thống nhất bằng Luật, thúc đẩy ứng dụng các thành quả của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; làm nền tảng để phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia. Công nghệ viễn thám hiện đại được áp dụng đang dần trở thành một công cụ quan trọng cho việc đánh giá và quản lý tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, phòng chống thiên tai và an ninh quốc phòng…

Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng cán bộ, nhân viên Bộ Tài nguyên và Môi trường hiến máu tình nguyện
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng cán bộ, nhân viên Bộ Tài nguyên và Môi trường hiến máu tình nguyện

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân Ngày “Toàn dân hiến máu tình nguyện”, ngày 9/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hiến máu nhân đạo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN