Mỗi năm phát hiện khoảng 2.000 vụ trẻ em bị bạo lực, xâm hại

Ngày 18/4, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức hội thảo Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Chú thích ảnh
Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà, các vụ xâm hại trẻ em ngày càng diễn biến phức tạp.

Theo báo cáo của Bộ Công an, năm 2018 cả nước xảy ra 1.547 vụ xâm hại trẻ em, với 1.669 đối tượng, xâm hại 1.579 em (1.293 em bị xâm hại tình dục). Năm 2017 có 1.592 vụ, 1.757 đối tượng, 1.642 trẻ em (1.397 em bị xâm hại tình dục).

Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, trung bình mỗi năm cả nước phát hiện khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Trong số các ca can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục thông qua Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) năm 2017 và 2018, số trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người quen, hàng xóm là 59,06%.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) nhận định, bạo lực học đường diễn ra ngày càng nhiều, trong đó phải kể đến học sinh đánh nhau trong, ngoài trường học và thầy cô giáo có hành vi bạo lực đối với học sinh. Gần đây, nhiều vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận.

Còn theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà, tính chất của các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng. Trẻ em bị bạo lực, xâm hại với nhiều độ tuổi, xảy ra ngay trong môi trường gia đình hoặc trường học, do nhiều đối tượng gây ra. Trong đó, có những  trường hợp, thủ phạm là người thân trong gia đình, giáo viên, bạn bè trong trường học.

”Bên cạnh đó, quy định pháp luật, chính sách cụ thể liên quan đến bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em vẫn đang trong quá trình rà soát, nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện. Đơn cử như quy định và hướng dẫn về việc xác định các dấu hiệu cụ thể để định tội về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi còn chưa cụ thể, rõ ràng. Các quy định pháp lý về một quy trình tố tụng thân thiện, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan tư pháp với các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em bắt đầu từ giám định pháp y cho đến xét xử, phục hồi, hòa nhập đối với trẻ em tham gia quá trình tư pháp chưa cụ thể, chậm được sửa đổi, bổ sung...”, bà Nguyễn Thị Hà nhận xét.

 

Tin, ảnh: XM/Báo Tin tức
Người nhà công an cũng bị nhắn tin lừa đảo qua mạng
Người nhà công an cũng bị nhắn tin lừa đảo qua mạng

Đại tá, PGS.TS Đỗ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết: Trong dịp nghỉ lễ vừa qua có hai người quen gọi điện thông báo bị nhắn tin, lừa đảo qua mạng; trong đó có người bị lừa gửi số tiền 2,8 tỷ đồng. Trong các trường hợp bị lừa đảo qua mạng có cả người nhà công an.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN