Lấy ý kiến người dân việc gắn “khóa tình yêu” ở bến Ninh Kiều

Cần Thơ đã phát phiếu lấy ý kiến người dân về việc gắn "khóa tình yêu” trên cầu đi bộ Cần Thơ tại bến Ninh Kiều.

Ông Trần Văn Kiệt - Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ cho biết: Ngày 10/3, Ban Tuyên giáo phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ đã phát phiếu lấy ý kiến người dân về việc gắn "khóa tình yêu” trên cầu đi bộ Cần Thơ tại bến Ninh Kiều.

Phiếu lấy ý kiến có nội dung nên hay không nên cho phép khách du lịch gắn "khóa tình yêu” trên cầu đi bộ Cần Thơ. Nếu cho phép gắn "khóa tình yêu” thì gắn ở đâu, trên thành cầu hay gắn ở một khu vực nhất định. Nếu không cho phép thì có bảng cấm đồng thời tuyên truyền không được gắn "khóa tình yêu” ra sao.

Theo ông Lê Minh Sơn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, việc khai thác, quảng bá, tạo sản phẩm du lịch mới đối với công trình cầu đi bộ Cần Thơ đang được ngành du lịch thành phố đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, ngành du lịch thành phố cũng đặt ra nhiều vấn đề trong việc khai thác du lịch đối với công trình này. Nhằm quảng bá điểm du lịch mới này, ngành sẽ đưa công trình vào danh sách những điểm tham quan du lịch của thành phố, cũng như việc tổ chức các sự kiện tại khu vực.

Công trình cầu đi bộ thành phố Cần Thơ được khánh thành và đưa vào sử dụng từ ngày 6/2/2016, là công trình giao thông cấp III. Cầu có kết cấu bê tông cốt thép bán vĩnh cửu, bề rộng cầu 7,2m, phần bộ hành 5,8m, gờ và hai lan can mỗi bên rộng 0,7m, kinh phí xây dựng gần 50 tỷ đồng. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, công trình nối liền bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế (quận Ninh Kiều) này trở thành điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến đây thăm quan, ngắm cảnh.

Phạm Duy Khương (TTXVN)
"Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố..."
"Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố..."

Hơn cả mong đợi của BTC, Lễ hội áo dài lần thứ 3-2016 của TP Hồ Chí Minh đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình và sâu rộng của người dân TP. Hầu hết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều phát động nữ cán bộ, nhân viên tham gia mặc áo dài ra đường, đến công sở. Tháng ba này, phố phường TP Hồ Chí Minh như một vườn hoa rực rỡ sắc màu và mỗi người phụ nữ khoác lên mình chiếc áo dài, cũng chính là sự tôn vinh với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây chính là cái “được” lớn nhất của Lễ hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN