Ký hiệu nào trên thẻ BHYT để biết mức hưởng khi khám chứa bệnh?

Bạn đọc hỏi: Phân biệt thế nào khi nhìn ký hiệu trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) là biết được mức chi trả BHYT khám, chữa bệnh đúng tuyến?

Một thẻ BHYT học sinh phổ thông tại Hà Nội.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người tham gia BHYT đi khám bệnh, chữa bệnhcó trình thẻ, giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ đúng quy định: Đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu ghi trên thẻ, KCB trong trường hợp cấp cứu, KCB có giấy chuyển tuyến, giấy hẹn tái khám, được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT. Cụ thể, ở ô thứ 2 của dòng mã thẻ BHYT có ghi ký hiệu số (ô khoanh đỏ như trong thẻ) và căn cứ vào đó sẽ biết mức hưởng như sau:


- Nếu ghi trên thẻ ô thứ 2 là số 1 sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT chi phí vận chuyển đối với người tham gia BHYT. Không áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.


- Nếu ghi ký hiệu là số 2 sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT, chi phí vận chuyển đối với người tham gia BHYT.


- Nếu ghi ký hiệu số 3 sẽ được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT đối với người tham gia BHYT.



- Nếu ghi ký hiệu số 4 sẽ được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT đối với người tham gia BHYT.


- Nếu ghi ký hiệu số 5 sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, kể cả chi phí ngoài phạm vi được hưởng BHYT, chi phí vận chuyển đối với người tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT.


Bên cạnh đó, bạn đọc lưu ý sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT đối với tất cả các trường hợp có chi phí một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở hoặc khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến xã.


Đồng thời, người có thẻ BHYT sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT đối với các trường hợp đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên tính đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Người bệnh có trách nhiệm lưu giữ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cơ quan BHXH cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.


XC/Báo Tin tức
Nâng tuổi nghỉ hưu, cần nghiên cứu cụ thể
Nâng tuổi nghỉ hưu, cần nghiên cứu cụ thể

Nhiều chuyên gia lao động cho rằng cần nghiên cứu cụ thể về đề xuất phương án nâng tuổi nghỉ hưu hiện nay của nữ lên 60 tuổi, nam lên 62 tuổi và thực hiện theo lộ trình từ năm 2021.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN