Bộ LĐTBXH đã có chuẩn bị như thế nào trong việc triển khai tiếp cận giảm nghèo đa chiều, thưa ông?
Việt Nam chuyển phương pháp tiếp cận nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều để đáp ứng nhu cầu của con người như nhu cầu điều kiện sống, nhà ở, khám chữa bệnh. Phương pháp đo lường nhiều chiều khác nhau đáp ứng chất lượng cuộc sống. Việc thay đổi phương pháp tiếp cận sang nghèo đa chiều sẽ làm tăng thêm ngân sách hỗ trợ khoảng 15.000 tỷ đồng.
Hiện Bộ LĐTBXH tập huấn điều tra xã hội về chuẩn nghèo đa chiều và các tỉnh sẽ hướng dẫn các xã thực hiện điều tra trong tháng 12 để thực hiện tổng rà soát trong năm tới. Theo đó, người dân sẽ tự đăng ký với cơ quan nhà nước khi đối chiếu với các quy định và điều tra viên sẽ đến từng hộ và xem việc đo lường có đến hay không. Theo đó, đợt điều tra sắp tới sẽ dựa trên thực địa và đưa ra cộng đồng bình xét. Phương pháp mới sẽ khắc phục những nhược điểm trước kia mang tính áp đặt và bỏ qua nhiều công đoạn. Hộ thực sự nghèo không nằm trong danh sách và có hộ đã thoát nghèo chưa ra khỏi danh sách.
Theo tiêu chí xác định chuẩn nghèo mới với mức 700.000 đồng/tháng với chuẩn nghèo nông thôn và 900.000 đồng/tháng với nghèo thành thị. Đối với những hộ cận nghèo mà chưa đạt 3 tiêu chí đa chiều trở lên thì nghèo đa chiều. Theo dự báo, sẽ có khoảng 12% hộ nghèo và 6% cận nghèo.
Trong tháng 12, việc rà soát nghèo đa chiều thực hiện ở cộng đồng và báo cáo của từng cấp lên Trung ương. Qua đó sẽ có con số chính thức hộ nghèo đa chiều. Ngay khi có con số nghèo đa chiều sẽ áp dụng ngay các chính sách hỗ trợ cụ thể thì áp dụng ngay như bảo hiểm y tế, vay vốn ngân hàng chính sách, vay vốn làm nhà, giáo dục.
Từ con số thống kê số hộ nghèo sẽ có căn cứ bằng chứng để hoạch định chính sách tác động để nơi nghèo thiếu hụt còn lớn thì sát với thực tiễn.
Việc giảm nghèo trong thời gian qua cho thấy nguy cơ tái nghèo cao, vậy Bộ LĐTBXH có chính sách hỗ trợ nhóm đối tượng này ra sao và hạn chế tư tưởng nằm hộ nghèo, thưa ông?
Bộ LĐTBXH tiếp tục chính sách với hộ cận nghèo để củng cố thành quả. Sau khi thoát nghèo sẽ hỗ trợ chính sách như bảo hiểm y tế, vay vốn để không tái nghèo. Bên cạnh đó là lồng ghép các chương trình khác như dạy nghề, khuyến nông, khuyến công và chính sách mở rộng thị trường và như vậy đồng vốn phát huy hiệu quả.
Bộ cũng phối hợp với các bộ, ngành rà soát với chính sách không tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên theo hướng giảm chính sách cho không, bao cấp và tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện, vay có thu hồi để nâng cao trách nhiệm hộ nghèo. Đối với nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc vẫn duy trì chính sách cho không một thời gian nữa.
Nhiều ý kiến cho rằng chính sách hỗ trợ người nghèo còn chồng chéo, trong thời gian tới việc này được khắc phục ra sao, thưa ông?
Để chỉ ra chính sách chồng chéo thì chưa chỉ ra được mà ở đây phần lớn là chính sách ban hành nhiều giai đoạn khác nhau. Khi thực hiện thấy thiếu lại ban hành chính sách tiếp bổ xung. Với nhiều nhóm đối tượng nên có nhiều chính sách.
Mỗi chính sách có mức hỗ trợ và đối tượng rõ ràng. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là kết nối giữa các bộ ngành với nhau chưa tốt, nếu lồng ghép được thì hiệu quả hơn. Chủ trương rà soát lại các chính sách. Nếu chính sách nằm ở nhiều văn bản thì hệ thống lại. Nếu nhiều đối tượng hỗ trợ thì gom lại vào một văn bản và quy định các mức hỗ trợ với các đối tượng khác nhau để giảm đầu mối chính sách và các địa phương cũng dễ triển khai áp dụng.
Xin cảm ơn ông!