Đồng thuận việc sớm đưa chữ viết Cơ Tu vào giảng dạy

Ngày 19/3, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Viện Ngôn ngữ học tổ chức hội thảo công bố bộ chữ viết Cơ Tu. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đại biểu đều đồng tình phải có một bộ chữ viết của người Cơ Tu thống nhất trên toàn quốc về bảng ký hiệu chữ viết, các tổ phụ âm đầu, nguyên âm…

Chú thích ảnh
Quang cảnh hội thảo.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Tạ Văn Thông (Hội Ngôn ngữ học): Chữ Cơ Tu gần giống với chữ của người Co và người Ca Dong, dễ học và học nhanh hơn chữ quốc ngữ. Người Cơ Tu khá đông (đứng thứ 26/54 dân tộc), có nền văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc, nên cần có chữ viết để bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ. Việc đưa chữ Cơ Tu vào giảng dạy tại trường học có con em đồng bào Cơ Tu được người dân đồng tình, ủng hộ .

Ông Bríu Liếc, nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) thông tin, trước đây, chữ Cơ Tu từng được giảng dạy trong các trường học, nhưng sau năm 1975, chữ Cơ Tu gần như bị bỏ. Do đó, đây là cơ hội để đồng bào bảo tồn chữ viết, do đó, cần sớm đưa chữ Cơ Tu vào giảng dạy tại các trường học có nhiều con em Cơ Tu theo học.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam Thái Viêt Tường cho biết: Chặng đường pháp lý để công bố 1 bộ chữ viết còn nhiều khó khăn. Tại hội thảo “Thống nhất một bộ chữ viết cho người Cơ Tu Việt Nam” diễn ra ngày 18 - 24/2, các đại biểu đã cơ bản đồng thuận việc đưa chữ Cơ Tu vào giảng dạy tại các trường học, nhưng cần có thời gian, sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, con người, khảo sát nguyện vọng của học sinh. Đặc biệt, thành phố Huế và tỉnh Quảng Nam (hai địa phương cư trú chủ yếu của đồng bào Cơ Tu) cần phối hợp chặt chẽ để tạo ra một bộ chữ Cơ Tu thống nhất.

Ông Nguyễn Vĩnh Hưng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế đồng tình với ý kiến hai địa phương cần tăng cường phối hợp, nghiên cứu để sớm đưa ra một bộ chữ Cơ Tu thống nhất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn đánh giá cao sự thành công của hội thảo, đồng thời khẳng định: Để chữ Cơ Tu sớm đến được với người dân cần có sự đồng hành của các cơ quan, nhà khoa học, địa phương trong quá trình thực hiện. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cần gửi văn bản của hội thảo gửi đến cơ quan chức năng liên quan, tham mưu UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt bộ chữ Cơ Tu và làm việc với thành phố Huế về việc đưa chữ Cơ Tu vào trường học; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để UBND tỉnh ban hành quyết định đưa chữ Cơ Tu vào giảng dạy trong các trường học và trong đội ngũ cán bộ liên quan (Sở Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng UBND tỉnh…).

Tin, ảnh: Trịnh Bang Nhiệm (TTXVN)
Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ giảng dạy chữ viết, tiếng nói của dân tộc thiểu số
Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ giảng dạy chữ viết, tiếng nói của dân tộc thiểu số

Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer là 361.929 người, chiếm 30,19%; dân tộc Hoa là 62.541 người, chiếm 5,22%, còn lại là dân tộc khác. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, kinh phí nhằm giữ gìn và phát huy chữ viết, tiếng nói đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN