Chú trọng đối thoại

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân cho biết: “Chúng ta tôn trọng quyền đình công của người lao động, nhưng trong quan điểm xây dựng Luật là cố gắng giải quyết các tranh chấp lao động thông qua hòa giải, nếu không được thì đình công được xem là biện pháp cuối cùng”.

Trên thực tế, Luật Lao động 2012 đáp ứng một bước đảm bảo quyền và tiêu chuẩn của người lao động trong cơ chế thị trường, bước đầu xây dựng nền móng thương lượng đối thoại trong cơ chế bảo đảm quan hệ lao động hài hòa hơn. “Khi xảy ra đình công, người lao động và doanh nghiệp đều bị thiệt; môi trường đầu tư bị ảnh hưởng. 

Tuy nhiên, trên thực tế đang diễn ra tình trạng người lao động coi đình công là vũ khí đầu tiên để giải quyết tranh chấp. Khi đình công thì địa phương hình thành tổ công tác đến hỗ trợ, dùng cơ quan hành chính hỗ trợ quá trình thương lượng. Vì vậy, con đường đình công là con đường ngắn nhất để nguyện vọng của người lao động nhanh chóng được đáp ứng. Đây chính là mâu thuẫn trong việc triển khai Luật Lao động 2012, mà cơ quan chức năng cần phân tích rõ và có giải pháp để giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả hơn. 

Theo ông Huân, quan điểm ở các nước phát triển là thông qua hòa giải thương lượng. Còn ở Việt Nam, quan hệ lao động đang ở giai đoạn đầu, nên khi xảy ra mâu thuẫn là đình công. Thống kê cho thấy, cuộc đình công bình quân diễn ra 2,5 ngày. Trong khi đình công hợp pháp là 20 ngày theo quy trình: Hòa giải, trọng tài, tòa án, đình công. Qua các hội thảo, các chuyên gia đang tư vấn hòa giải không được là đình công ngay để rút ngắn. “Quan điểm của Bộ LĐTBXH là hình thành tổ chức đại diện, tổ chức công đoàn doanh nghiệp mạnh lên, cơ quan nhà nước cố gắng hỗ trợ đối thoại thương lượng. Đình công chỉ là cuối cùng, khi hai bên không thể tìm được tiếng nói chung”, ông Phạm Minh Huân cho biết.

“Bộ đang xem xét lại trên góc độ luật hóa, theo hướng vừa tôn trọng quyền đình công của người lao động và tuân thủ các quy định của pháp luật. Có như vậy, quan hệ lao động mới có thể lành mạnh”, ông Phạm Minh Huân cho biết thêm.

Về phía LĐLĐ các tỉnh, thành, để giảm các vụ tranh chấp lao động, bên cạnh việc chủ động phối hợp với các ngành chức năng tập trung nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của công nhân; xử lý những doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật lao động; thì  các cấp công đoàn tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động tại cơ sở như xây dựng thang bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng…

Xuân Cường
Bảo vệ người lao động khi xảy ra tranh chấp
Bảo vệ người lao động khi xảy ra tranh chấp

Thời gian qua, các vụ tranh chấp trong lĩnh vực lao động, đặc biệt là các vụ đình công, đã không diễn ra theo trình tự quy định trong Luật Lao động. Vì vậy, những ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Lao động sửa đổi đều cho rằng nên có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN