Anh: Chính sách ‘phong tỏa vì khí hậu’ của thành phố Oxford gây tranh cãi

Kế hoạch xử phạt các cư dân đi lại quá thường xuyên bên ngoài khu vực họ sinh sống của giới chức thành phố Oxford (Anh) đang gây tranh cãi gay gắt. 

Chú thích ảnh
Cầu Swinford Toll ở thành phố Oxfordshire. Ảnh: AFP

Tuần trước, Hội đồng Hạt Oxfordshire đã thông qua sáng kiến hạn chế việc đi lại cá nhân của cư dân thành phố Oxford để chống lại vấn nạn biến đổi khí hậu. 

Thông tin về hệ thống “bộ lọc giao thông” trên đã lan truyền nhanh chóng và bị các nhà hoạt động lên án như là chính sách phong tỏa thời đại dịch COVID-19. 

Theo đó, thành phố Oxford sẽ được chia thành 6 “khu vực 15 phút”, chứa tất cả các cơ sở phục vụ nhu cầu thiết yếu mà người dân có thể tiếp cận trong vòng 15 phút. Ngoài ra, các cư dân cần đăng ký biển số ô tô cá nhân để giới chức giám sát hoạt động đi lại của họ thông qua mạng lưới camera. Họ được phép di chuyển không giới hạn trong “khu vực 15 phút” của mình, nhưng để lái xe qua các khu vực khác thì cần phải xin phép.

Kể cả xin giấy phép, họ cũng chỉ được đi đến các khu dân cư khác trung bình hai ngày mỗi tuần. Những người vượt quá số lượng sẽ bị xử phạt khoảng 85 USD. 

Hàng ngàn cư dân đã bày tỏ lo ngại về dự án này. Trên 1.800 người đã ký vào bản kiến nghị vì cho rằng biện pháp này thực sự sẽ gây thêm tắc nghẽn. Tuy nhiên, Giám đốc chiến dịch Liveable Streets, ông Zuhura Plummer lại khẳng định sáng kiến đó sẽ cứu mạng sống của nhiều người, cũng như làm cho thành phố Oxford trở nên dễ chịu hơn bây giờ.

Ông Plumme đã trích dẫn một bản phân tích cho biết nếu triển khai "bộ lọc", lưu lượng giao thông sẽ giảm hơn 35%, tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ giảm 9%, trong khi xe buýt sẽ di chuyển nhanh hơn 15% và ô nhiễm không khí giảm 91%.

Ngoài ra, thành phố này cũng sẽ có thêm nguồn thu tài chính từ khoản tiền phạt có thể lên tới 1,3 triệu USD mỗi năm.

Trong số những sáng kiến để giới chức Oxford ngăn chặn biến đổi khí hậu, ngoài lệnh “phong tỏa vì khí hậu”, lệnh cấm sử dụng phương tiện cá nhân và ăn thịt đỏ cũng bị dư luận lên án. 

Hoàng Trang/Báo Tin tức
Trung Quốc mở cửa trở lại - Động lực lớn đối với giá dầu
Trung Quốc mở cửa trở lại - Động lực lớn đối với giá dầu

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch được đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy giá dầu lớn hơn so với hành động áp giá trần của G7 và EU đối với dầu Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN