Vùng Vịnh tiếp tục là thị trường vũ khí chủ chốt năm 2017

Theo nhận định của giới chuyên gia, vùng Vịnh sẽ tiếp tục là thị trường chủ chốt của các nhà cung cấp vũ khí trong năm 2017, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh.

Ảnh minh họa.

Giám đốc điều hành tập đoàn chế tạo vũ khí Lockheed Martin chi nhánh Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), ông Robert S. Harward cho rằng môi trường an ninh không ổn định, với các nước vùng Vịnh đang đứng trước nhiều thách thức chưa từng thấy, là nhân tố thúc đẩy hoạt động mua sắm vũ khí trong khu vực.

Theo báo cáo công bố hồi tháng 1/2017 của công ty kiểm toán Deloitte, giữa lúc những căng thẳng toàn cầu không ngừng leo thang thì nhu cầu mua sắm các sản phẩm quốc phòng và quân sự đang gia tăng mạnh tại tất cả các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Do tình trạng bất ổn an ninh ngày một xấu đi, nhiều quốc gia đã tăng chi phí để sở hữu các thiết bị quân sự thế hệ mới, với UAE và Saudi Arabia là hai nước dẫn đầu về ngân sách quốc phòng trong GCC.

Báo điện tử Gulf News của UAE dẫn các nguồn thạo tịn cho biết, Boeing Defence, Space & Security’s business, thuộc tập đoàn Boeing (Mỹ), hiện chiếm khoảng 30% doanh số bán vũ khí của thế giới. Boeing có thể tiếp tục chứng kiến các cơ hội tăng trưởng khởi sắc, nhất là tại các khu vực Trung Đông và châu Á-Thái Bình Dương.

Chuyên gia cấp cao Theodore Karasik, thuộc hãng phân tích Gulf State Analytics có trụ sở tại Mỹ, nhận định rằng các xu thế hiện nay cho thấy sự tăng trưởng ở nhiều phân khúc thị trường, trong đó không chỉ có hàng không vũ trụ mà còn cả an ninh mạng, thông tin liên lạc và thiết bị kiểm soát bạo động.

Ông Karasik cũng lưu ý rằng quy định về Quản lý buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) của Mỹ vẫn sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán vũ khí của nước này tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi, đặc biệt là tại các nước GCC. Hiện vẫn chưa rõ tân Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ làm gì với các quy định kiểm soát xuất khẩu vũ khí hiện này của Washinton, mặc dù các nhà phân tích dự báo ông chủ Nhà Trắng có thể sẽ nới lỏng những hạn chế này theo hướng có lợi cho ngành sản xuất vũ trong nước.

Tuy nhiên, một trong những thách thức chủ chốt mà các nhà cung cấp vũ khí phải đối mặt trong năm 2017 là việc cắt giảm chi phí quốc phòng của các chính phủ ở Trung Đông do giá dầu thấp. Ông Harward nhấn mạnh: "Mục tiêu của chúng tôi là vẫn cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến ở mức vừa phải nhất cho các đối tác để giúp họ giải quyết một số thách thức an ninh khó khăn nhất".

Chuyên gia Karasik cho rằng, các quốc gia ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi, nhất là GCC đang tiến hành các cải tổ kinh tế do eo hẹp ngân sách và do đó sẽ tìm kiếm những hợp đồng khả thi nhất về tài chính. Ông Karasik nhận định cơ hội cho các nhà cung cấp vũ khí tại thị trường Trung Đông năm 2017 nằm ở các lĩnh vực công nghệ. Các hệ thống tự động, thiết bị mạng và thông tin liên lạc tiếp tục là mối quan tâm lớn nhất của các quốc gia ở Trung Đông-Bắc Phi.

Theo báo cáo của Deloitte, chi phí quốc phòng tại một số nước Trung Đông chiếm tỷ lệ đáng kể trong GDP. Với 85,4 tỷ USD chi phí cho quốc phòng năm 2015, Saudi Arabia đứng thứ tư thế giới về ngân sách quốc phòng.

TTXVN/Tin Tức
Quân đội Nga có vũ khí di động kiểu mới
Quân đội Nga có vũ khí di động kiểu mới

Máy bay không người lái (UAV) có khả năng khống chế liên lạc di động cũng như gửi thông báo bằng văn bản và âm thanh đến các thuê bao đã chính thức được tiếp nhận vào hệ thống trang thiết bị của quân đội Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN