Các nhà lập pháp Mỹ phản đối kế hoạch chi tiêu quân sự của Lầu Năm Góc

Các thành viên của Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ cắt giảm hơn 2,5 tỷ USD cho chương trình mua sắm tên lửa.

Chú thích ảnh
Quân đội Mỹ phóng hệ thống rocket cơ động cao (HIMARS) trong cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 26/4 tại San Antonio, Philippines. Ảnh: AFP

Theo tờ Politico, kế hoạch đầy tham vọng của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường sản xuất tên lửa có thể đổ vỡ do sự phản đối từ phía các thành viên đảng Cộng hòa (GOP). Các đại diện của GOP trong Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện đã yêu cầu cắt giảm đáng kể chương trình mà Lầu Năm Góc đặt ra.

Dẫn một báo cáo dự thảo của ủy ban, tờ Politico ngày 17/6 đưa tin các thành viên uỷ ban kiên quyết yêu cầu cắt giảm chi tiêu hơn 2,5 tỷ USD trong lĩnh vực mua sắm tên lửa.

Họ lập luận rằng Lầu Năm Góc đã không chứng minh được rằng việc mua tên lửa với số lượng lớn hơn sẽ dẫn đến giá thấp hơn. Uỷ ban đã quyết định chuyển hướng quỹ sang các lĩnh vực khác, chẳng hạn như huấn luyện quân sự, bảo trì và nghiên cứu và phát triển.

“Ủy ban đặc biệt lo ngại Bộ Quốc phòng không thể đưa ra ước tính chi phí thực tế và đã tiến hành các yêu cầu mua sắm kéo dài nhiều năm mà không có hiểu biết chắc chắn về chi phí cũng như năng lực sản xuất của từng chương trình”, các đại diện của GOP viết trong báo cáo.

Kế hoạch ban đầu về việc mua đạn dược kéo dài nhiều năm là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Joe Biden nhằm tăng cường chi tiêu quốc phòng khi nước này tiếp tục viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ USD cho Ukraine. Bài viết cũng chỉ ra một yếu tố chính khác để các nhà lập pháp phản đối xuất phát từ những lo ngại ngày càng tăng về một cuộc xung đột tiềm ẩn trong tương lai với Trung Quốc.

Việc cắt giảm do các thành viên ủy ban đảng Cộng hòa đề xuất đã bị các đồng nghiệp đảng Dân chủ chỉ trích. Politico dự đoán sẽ nổ ra một cuộc chiến giữa hai bên tại Hạ viện và Thượng viện khi báo cáo được công bố vào tuần tới.

Trong khi đó, theo một bài viết trên Bloomberg tuần trước, gói viện trợ quốc phòng mới nhất mà Washington cam kết với Kiev có thể bị trễ triển khai vì trước tiên, Mỹ cần ký hợp đồng và sản xuất đủ vũ khí đã.

Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo Politico)
Mỹ 'không đơn giản hóa' tiến trình gia nhập NATO cho Ukraine
Mỹ 'không đơn giản hóa' tiến trình gia nhập NATO cho Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 17/6 tuyên bố Washington sẽ không tiến hành “thu xếp” đặc biệt để Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN