Trong bối cảnh lực lượng bộ binh đang chịu nhiều áp lực, việc Ukraine tăng cường triển khai các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) gần đây được giới chuyên gia đánh giá là một bước tiến đáng chú ý. Những thiết bị này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro cho binh sĩ mà còn góp phần ứng phó với khó khăn trong công tác tuyển quân và tổn thất nhân lực.
Kênh truyền hình TVZvezda của Bộ Quốc phòng Nga đã đưa tin về một lô xe tăng T-90 mới được vận chuyển bằng tàu hỏa từ Uralvagonzavod - nhà sản xuất xe tăng chính của Nga.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, ngày 6/9, nước này đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-4 từ Khu thử nghiệm tích hợp (ITR) ở Chandipur, bang miền Đông Odisha.
Ngày 6/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các đồng minh phương Tây cung cấp thêm vũ khí đồng thời dỡ bỏ hạn chế Kiev sử dụng vũ khí tầm xa.
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn nguồn báo "The National News" của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 30/8 cho biết, các nguồn tin an ninh tiết lộ, Ai Cập đã gửi vũ khí, thiết bị quân sự và lực lượng đặc nhiệm đến Somalia theo các điều khoản của thỏa thuận hợp tác quân sự được các quốc gia thành viên Liên đoàn Arab (AL) ký hồi đầu tháng 8/2024.
Ngày 29/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết nước này đã ký thỏa thuận mua 12 máy bay chiến đấu Rafale của Tập đoàn Dassault Aviation (Pháp).
Mặc dù sáng kiến của Séc được kỳ vọng sẽ tăng cường hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga, báo cáo của Thượng viện Séc chỉ ra nhiều thiếu sót trong quản lý, minh bạch và quy trình đấu thầu.
Ukraine đã bắt đầu sử dụng máy bay chiến đấu F-16 mà phương Tây cung cấp trong chiến đấu khi Nga tiến hành một cuộc không kích lớn vào cơ sở hạ tầng dân sự đầu tuần qua.
Việc hiện đại hóa các hầm chứa tên lửa hạt nhân của Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Chi phí dự án tăng vọt lên 141 tỷ USD, trong khi sự ủng hộ giảm dần. Sự chậm trễ trong triển khai và những vấn đề kỹ thuật phức tạp đang đặt ra câu hỏi về tính khả thi và cần thiết của dự án.
Việc mua máy bay từ Trung Quốc không chỉ giúp Ai Cập đa dạng hóa nguồn cung cấp quân sự mà còn có thể là một động thái để gây áp lực lên Mỹ, yêu cầu họ phải thay đổi quyết định về F-35.
Hệ thống Iron Dome đang đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới phòng thủ của quốc gia này, nhưng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, Israel đang chuẩn bị triển khai hệ thống phòng thủ laser Iron Beam mới, với hy vọng giảm chi phí và tăng hiệu quả bảo vệ.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Bắc Á, ngày 24/8, Triều Tiên tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển vũ khí hạt nhân, trong khi chỉ trích kế hoạch chiến lược hạt nhân sửa đổi của Mỹ.
Ukraine đã cho thấy khả năng phòng thủ tốt, nhưng các cuộc tấn công không ngừng từ Nga và sự gia tăng trong các chiến thuật tấn công đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về xây dựng một hệ thống phòng thủ đa lớp và hiệu quả hơn.
Cơ quan Hợp tác Quốc phòng Mỹ (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc ngày 19/8 cho hay Mỹ đã thông qua thương vụ bán cho Hàn Quốc các trực thăng tấn công Apache cùng các khí tài và dịch vụ hậu cần liên quan nhằm hỗ trợ đồng minh châu Á này củng cố khả năng phòng thủ.
Ngày 15/8, Lầu Năm Góc cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt thương vụ trị giá 5 tỷ USD, bán khoảng 600 tên lửa Patriot PAC-3 MSE và các thiết bị liên quan cho Đức. Nhà thầu chính là công ty quốc phòng Lockheed Martin ở Dallas, bang Texas.
Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo tuyên bố quốc gia này đã tăng sản lượng đạn dược lên gấp 5 lần để hỗ trợ Ukraine đối phó với Nga.
Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa chống tăng vác vai có điều khiển (MPATGM) được sản xuất nội địa.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn tuyên bố ngày 13/8 của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết nước này vừa thực hiện chuyến bay thử nghiệm thành công đầu tiên của bom lượn tầm xa (LRGB) Gaurav từ máy bay chiến đấu Su-30 MK-I của lực lượng Không quân.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 13/8 đã phê chuẩn các thương vụ bán vũ khí mới cho Israel với tổng giá trị lên đến hơn 20 tỷ USD.
Triển lãm quốc phòng Army 2024 không chỉ là cơ hội để Nga trình diễn công nghệ quân sự tiên tiến mà còn là nền tảng quan trọng để mở rộng hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Ngày 12/8, Ba Lan và Mỹ đã ký hợp đồng sản xuất bệ phóng cho hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Đây là một phần then chốt trong giai đoạn hai của "Chương trình Wisla", nhằm xây dựng hệ thống phòng không tầm trung hiện đại cho Ba Lan.