Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khẳng định Berlin sẽ không cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus hoặc hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, bất chấp yêu cầu mới từ Kiev.
Vũ khí tầm xa do Đức tài trợ sẽ đến Ukraine vào cuối tháng 7 – theo Tướng Đức Christian Freuding.
Bộ Quốc phòng Nga đang xem xét việc loại bỏ tàu sân bay duy nhất của nước này, chiến hạm Đô đốc Kuznetsov, sau những trì hoãn trong quá trình đại tu.
Một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ vừa ghé thăm điểm dừng chân chưa từng có tiền lệ, ẩn chứa một thông điệp cứng rắn tới các đối thủ trên trường quốc tế.
Lữ đoàn Tấn công số 3 của Ukraine tuyên bố đã thực hiện một chiến dịch tác chiếm hiếm hoi chỉ sử dụng robot và UAV để tấn công, chiếm giữ các vị trí của Nga.
Ngày 9/7, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz thông báo nước này sẽ hướng tới mục tiêu hoàn toàn tự chủ về đạn dược nhằm tăng cường năng lực phòng thủ quốc gia.
Với các mắt dày, lưới đánh cá có thể làm rối cánh quạt thiết bị bay không người lái. Đây là biện pháp đối phó đơn giản nhưng hiệu quả, phản ánh cách các phương tiện công nghệ thấp có thể làm hỏng vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 cho biết nước này sẽ chuyển viện trợ vũ khí bổ sung cho Ukraine. Thông điệp này đảo ngược thông báo của Nhà Trắng hồi tuần trước về việc Mỹ sẽ tạm dừng một số lô viện trợ quân sự cho quốc gia Đông Âu.
Chiếc máy bay bí ẩn này có quy mô tương đương với thủy phi cơ AG600 – một mẫu bay cánh thấp có khả năng hạ cánh trên mặt nước để tiếp tế, tìm kiếm cứu hộ.
Ngày 5/7, Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) đã cho ra mắt thiết bị bay tự sát “Kamikaze UAV”, một thiết bị vũ khí bay tiên tiến được thiết kế cho các cuộc tấn công chính xác do nước này tự phát triển nhằm thúc đẩy năng lực phòng thủ.
Tờ Bild đưa tin việc đóng băng giao một số vũ khí của Mỹ cho Kiev đang “gây báo động” ở Berlin.
Khi Trung Quốc tiến gần đến việc vận hành đầy đủ các nền tảng thế hệ thứ sáu, bất kỳ sự tụt hậu nào của Mỹ về năng lực không quân có thể dẫn đến việc mất quyền tiếp cận các khu vực tiền phương quan trọng. Do đó, việc đưa F-47 vào biên chế không chỉ là bước nhảy vọt về công nghệ, mà còn là một yêu cầu chiến lược thiết yếu.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo hiện tượng nước biển ấm lên do biến đổi khí hậu đang làm suy giảm hiệu quả của công nghệ sonar – công cụ then chốt trong phát hiện tàu ngầm – từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực tác chiến dưới nước của NATO.
Spyder – hệ thống phòng không mà Romania đang mua từ công ty Rafael của Israel với giá 2,2 tỷ USD – hiện đã được vận hành tại 10 quốc gia. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là nó lại không nằm trong hệ thống phòng không nhiều lớp của chính Israel.
Ukraine đang gặp bế tắc trong nỗ lực thuyết phục Mỹ gửi thêm vũ khí. Vì vậy, nước này dự định thử một hướng đi mới.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ đang phát triển một loại vũ khí chiến lược mới nhằm tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu kiên cố nằm sâu dưới lòng đất. Dự án này do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thực hiện.
Nền tảng sáng tạo quốc phòng Brave1 vừa ra mắt loại vũ khí mới nhất trong kho vũ khí nhằm đối phó với các loại thiết bị bay không người lái (UAV) của Liên bang Nga liên tục đe dọa binh sĩ bộ binh của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Ukraine đã chính thức phê duyệt sử dụng mẫu thiết bị bay không người lái tấn công mới mang tên “Ronnie-13” cho các lực lượng vũ trang nước này.
Ngày 30/6, Chính phủ Mỹ cho biết đã thông qua đề xuất thỏa thuận bán cho Israel bộ dẫn đường bom và các thiết bị hỗ trợ liên quan trị giá 510 triệu USD. Văn kiện sẽ được chuyển đến Quốc hội Mỹ xem xét.
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa chiếu một đoạn video đồ họa giới thiệu một loại vũ khí có khả năng vô hiệu hóa các nhà máy điện và đường dây điện, gây ra "sự cố mất điện hoàn toàn" ở khu vực bị ảnh hưởng.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết nước này và Nga đã thảo luận về việc cung cấp hệ thống tên lửa S-400 và máy bay chiến đấu Su-30 MKI cũng như thiết bị quân sự.