Video gây phẫn nộ về sự thờ ơ của người Trung Quốc

Video về một cô gái Trung Quốc bị người đàn ông lạ mặt tấn công tàn bạo ngay tại hành lang khách sạn trước mặt một nhân viên khách sạn - người chỉ có phản ứng đầy hững hờ, dửng dưng đã gây bão trên mạng xã hội nước này.

Một tài khoản mạng xã hội Weibo có tên "Wanwan" tự nhận là nạn nhân trong video và vào ngày 5/4 đã đăng hình ảnh về vụ việc được ghi lại trong máy quay giám sát tại hiện trường.



Theo đó, một người đàn ông đã theo sau Wanwan từ thang máy đến tầng 4 tại khách sạn Heyi, Bắc Kinh tối ngày 3/4. Khi Wanwan mải tìm chìa khóa vào phòng, cô đã bị người đàn ông này tóm từ đằng sau, đẩy xuống đất rồi hắn kẹp cổ khiến Wanwan khó thở.

Lạnh nhạt với nạn nhân là phụ nữ

Wanwan thuật lại, trong giây phút kinh hoàng, cô đã cố hét lên: "Tôi không biết ông, thả tôi ra!". Tuy nhiên một nhân viên khách sạn chứng kiến sự việc lại cho rằng đây là cặp đôi đang cãi vã do vậy anh ta chỉ quan sát cảnh tượng ở khoảng cách gần trong vài phút sau đó lưỡng lự mở lời khuyên rằng họ nên đến nơi khác để giải quyết vấn đề nhưng không hề can thiệp sâu hơn.

Sau vài lần cố gắng trốn chạy, Wanwan được giải cứu bởi một người phụ nữ tại khách sạn.

Wanwan bức xúc: "Vụ tấn công diễn ra trong từ 5 đến 6 phút ở nơi dày đặc máy quay giám sát, ấy vậy mà không có bất cứ một nhân viên bảo vệ hay nhân viên quản lý khách sạn tới để giúp đỡ tôi".

Đoạn video nhanh chóng được chia sẻ trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc với 273 triệu lượt xem và 2,5 triệu bình luận về vụ việc.

Một tài khoản viết: “Tôi đã run lẩy bẩy khi xem đoạn video này”. Người khác bày tỏ: “Điều thực sự đáng sợ là có những người nhìn thấy điều này và giữ im lặng!”. Một người dùng Weibo khác lại nhấn mạnh: “Khi một người đàn ông bạo hành phụ nữ, không kể họ có quen nhau hay bất kể lý do và tình huống là gì thì chúng ta luôn phải đứng ra dàn xếp và tách họ ra”.

Khách sạn Heyi đã đưa ra tuyên bố dài với ý nuối tiếc về vụ việc và biện minh cho phản ứng của nhân viên khách sạn: “Chúng tôi vẫn còn thiếu sót trong vấn đề an ninh và sẽ chú ý hơn tới các khách hàng của chúng tôi”. Wanwan cho biết khách sạn Heyi đã ngỏ lời "biếu" cô tiền nếu cô gỡ đoạn video đã đăng, tuy nhiên Wanwan đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị này.

Hình ảnh về vụ việc tại khách sạn Heyi.

Cảnh sát tỉnh Hà Nam sau đó đã bắt một nghi phạm liên quan đến vụ tấn công trên nhưng chưa quyết định thời điểm chính thức tên này sẽ bị áp giải đến Bắc Kinh để ra tòa. Trước đó, Wanwan cho biết cô đã gọi cảnh sát nhiều lần nhưng chỉ được hồi âm rằng đây không phải nhiệm vụ của họ. Sau khi đoạn video lan truyền nhanh trên Internet thì cảnh sát nước này mới bắt tay điều tra.

Trung Quốc mới chỉ thông qua luật chống bạo hành gia đình vào tháng 12/2015 bất chấp thống kê của chính phủ cho thấy 1/4 số phụ nữ có gia đình tại nước này đã từng là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình.

Sau khi vụ việc của Wanwan gây nên hiện tượng, nhều phụ nữ đã đứng biểu tình bên ngoài khách sạn, giơ các biểu ngữ: “Các khách sạn phải có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ” và “Ai sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ cho sự an toàn của phụ nữ?”...

Nhiều kênh mạng xã hội đã gợi ý các cách phòng vệ cơ bản cho phụ nữ trong khi nhiều người khác đưa ra lời khuyên các cô gái không nên đi một mình khi đêm về hoặc ăn mặc không kín đáo.

Điều vô lý

Đây là một trong hàng loạt sự cố xảy ra ở Trung Quốc nơi những người đi đường đều bàng quan, vô trách nhiệm, không có hành động giúp đỡ người khác. Điều này làm dấy lên tranh cãi về việc liệu nước này có đang trở thành "xã hội người qua đường".

Một trường hợp đau lòng từng xảy ra là vụ việc năm 2011 khi một em bé tên Yue Yue ở tỉnh Quảng Đông bị đâm bởi hai chiếc xe khác nhau sau đó thiệt mạng do sự thờ ơ của 18 người qua đường.

Yue Yue bị đâm trên đường nhưng những người đi qua đều thờ ơ không quan tâm đến em.

Năm 2015, một người đàn ông 57 tuổi ngã gục tại góc đường, 4 chiếc xe và 23 người đi qua nhưng không một ai ngó ngàng hay quan tâm. Sau đó người đàn ông này đã thiệt mạng trong bệnh viện.

Một lý giải được đưa ra là người Trung Quốc thường cảm thấy sợ hãi khi buộc phải hỗ trợ người lạ trên đường bởi tâm lý lo ngại các nạn nhân lại quay ra kiện người giúp đỡ họ. Trường hợp được biết đến nhiều nhất là vào năm 2009, một lái xe sau khi giúp đỡ một bà lão trên đường đã bị tòa ra phán quyết phải trả bà 100.000 nhân dân tệ (16.500 USD) với lý do ông chỉ ra tay giúp đỡ bởi ông chính người gây ra tai nạn cho bà lão.

Hà Linh (Theo AFP/BBC/NBC News)
Dân Trung Quốc liều mình đứng xem lở đất
Dân Trung Quốc liều mình đứng xem lở đất

Rất nhiều người dân đã bất chấp nguy hiểm đứng sát hiện trường để xem vụ lở đất lớn xảy ra tại tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) vào ngày 9/11 vừa qua. (xem video).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN