Chiều 24/11, tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (2000 - 2015) và 10 năm thực hiện Quyết định 308/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, lãnh đạo thành phố Hà Nội khẳng định: Hà Nội tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, phát huy những giá trị tốt đẹp của con người, của vùng đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được triển khai sâu rộng, tạo được phong trào thi đua rộng lớn từ trong mỗi gia đình, trên địa
Hà Nội xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh: Ảnh: Minh Quyết-TTXVN |
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được
triển khai sâu rộng, tạo được phong trào thi đua rộng lớn từ trong mỗi
gia đình, trên địa bàn dân cư và trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học… Nhiều mô hình văn hóa được quan tâm xây dựng như: Tổ dân phố văn hóa, làng văn hóa, khu dân cư tiên tiến xuất sắc, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa… Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã nâng cao ý thức của cán bộ và nhân dân Thủ đô trong việc xây dựng con người và môi trường văn hóa. Tiêu biểu như tại huyện Đông Anh đã có 161/198 thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa trong đó có 34 thôn, làng được công nhận làng văn hóa tiêu biểu của Thủ đô. Huyện Thanh Trì có 100% thôn làng có nhà văn hóa với các trang thiết bị thiết yếu, phục vụ tốt các hoạt động văn hóa thể thao.
Trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội tổ chức triển khai sâu rộng, đổi mới phương thức và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động để các nội dung phong trào thấm sâu vào toàn thể nhân dân nhằm nâng cao chất lượng các danh hiệu gia đình văn hóa. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, chú trọng xây dựng nếp sống văn minh công sở.
Về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đến nay đa số các hộ gia đình tại Hà Nội đã tổ chức cưới hỏi, tang lễ đơn giản, gọn nhẹ và tiết kiệm, phù hợp với truyền thống phong tục của người Việt Nam. Nhiều mô hình cưới mới đã được tổ chức như: tiệc trà, trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND xã, phường, đám cưới không thuốc lá. Tình trạng tổ chức tang lễ nhiều ngày, kéo dài nhiều ngày, ăn uống tràn lan ở khu vực ngoại thành được khắc phục. Các hủ tục trong tang lễ như lăn đường, khóc mướn hầu như không còn.
Hoạt động lễ hội đã chú trọng phát triển hài hòa, cả phần lễ và phần hội. Nhiều lễ hội văn hóa, lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống tốt đẹp được duy trì bảo tồn. Các địa phương khi tổ chức lễ hội đều gắn với các sự kiện khác như: Đón nhận danh hiệu làng văn hóa, làng nghề, bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa…
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng: Bên cạnh việc kết hợp chặt chẽ việc thực hiện phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương, đơn vị của thành phố cần tiếp tục đổi mới từ tư duy đến hành động, tạo sự chuyển biến cơ bản trong việc thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.
Tại hội nghị, lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã tặng bằng khen cho 93 tập thể có thành tích trong 15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (2000 - 2015) và 10 năm thực hiện Quyết định 308/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.