Tôn vinh nghề dệt lụa, thổ cẩm truyền thống Việt Nam - Nhật Bản

Nằm trong chương trình sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 16 năm 2018”, sáng 18/8, tại Làng Lụa Hội An, thành phố Hội An (Quảng Nam), UBND thành phố Hội An phối hợp với Công ty Cổ phần Tơ Lụa Quảng Nam tổ chức khai mạc sự kiện “Giao lưu trưng bày sản phẩm Tơ Lụa - Thổ Cẩm truyền thống 2018”.

Chú thích ảnh
Sản phẩm lụa Hội An.

Đây là sự kiện văn hóa tôn vinh các nghệ nhân, các làng nghề, các địa danh nổi tiếng trong nghề tơ lụa, thổ cẩm trong nước và những thành quả tơ lụa của Nhật Bản, góp phần vào sự phát triển ngành dâu tằm tơ, dệt lụa và dệt thổ cẩm truyền thống của Việt Nam.

Điểm nhấn của sự kiện Giao lưu trưng bày sản phẩm tơ lụa, thổ cẩm truyền thống lần này gồm Triển lãm các tác phẩm mới nhất về lụa, thổ cẩm của một số cơ sở ở Việt Nam và thương hiệu hàng đầu đến từ Nhật Bản; Hội thảo chuyên đề “Bảo tồn và phát triển tơ lụa, thổ cẩm truyền thống” do Hiệp hội Tơ lụa Việt Nam chủ trì; Trình diễn bộ sưu tập và thiết kế đặc biệt trên các chất liệu Lụa của các nhà thiết kế trong nước và Nhật Bản; Trình diễn show thời trang Kimono của người Nhật... và Hội thảo với chủ đề Bảo tồn và Phát triển ngành nghề Tơ lụa - Thổ cẩm truyền  thống.

Tin, ảnh: Đoàn Hữu Trung (TTXVN)
Sống lại nghề dệt thổ cẩm kết cườm độc đáo của người Cơtu
Sống lại nghề dệt thổ cẩm kết cườm độc đáo của người Cơtu

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia Tổ chức Cứu trợ Phát triển Quốc tế Nhật Bản (FIDR), đồng bào Cơtu ở huyện miền núi Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) đã khôi phục được nghề dệt thổ cẩm truyền thống với nhiều nét đặc sắc, vừa bảo tồn văn hóa vừa phát triển kinh tế một cách bền vững.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN