Số 4 'Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO': Đi tìm đại dương xanh

“Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO” số thứ 4 sẽ lên sóng lúc 9h45 ngày 27/1/2019.

Chú thích ảnh
Chương trình số 4 có tên là "Đi tìm đại dương xanh".

Nhân vật chính của chương trình là CEO Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn NextTech. Hai khách mời là ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Tổng giám đốc CTS - Trung tâm Khoa học Tư duy - Bộ KH&CN và ông Lê Hải Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mắt Bão.

Số thứ 4 có tên là “Đi tìm đại dương xanh”.

Chú thích ảnh
Nhân vật chính của chương trình là CEO Nguyễn Hòa Bình.

Nhân vật chính của câu chuyện - CEO Nguyễn Hòa Bình bắt đầu viết phần mềm từ khi học cấp 3. Với nền tảng sẵn có, năm 2001, khi đang là sinh viên Công nghệ năm thứ 2, CEO đã tự tin lập Công ty vừa làm chủ, vừa làm nhân viên chuyên viết phần mềm cho các cơ quan, doanh nghiệp và làm không hết việc.

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Tổng giám đốc CTS - Trung tâm Khoa học Tư duy - Bộ KH&CN

Sau 3 năm, CEO bắt đầu thấy mệt mỏi, không muốn đi làm “code dạo” nữa. Vì cứ ráo mồ hôi là hết tiền. Vừa may, khi đó Internet tại Việt Nam bắt đầu phát triển. CEO tham khảo thành công của các mô hình trên TG, xây dựng dự án, gọi được vốn từ IDG Venture (của Mỹ). DN mở rộng quy mô, thêm nhân sự, đầu tư xây dựng phần mềm riêng, mở 1 chợ thương mại điện tử và trở thành con cá đầu đàn trong “đại dương xanh” internet.

Chú thích ảnh
Ông Lê Hải Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mắt Bão.

Tiếng tăm công ty của CEO vượt ra khỏi biên giới. Ebay khi rời thị trường Trung Quốc đã đến Việt Nam và chọn công ty P là đối tác để mở Ebay.vn giúp người Việt đi mua sắm khắp thế giới... DN tự xây dựng thêm cổng thanh toán trực tuyến. Công ty X bước vào giai đoạn cực thịnh.

Mọi thứ đang thuận lợi thì các ông lớn Lazada, Shopee  tràn vào thị trường Việt Nam. Cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra. Cuối cùng, Ebay rút khỏi Việt Nam bỏ hợp tác với CEO.

CEO lạnh người khi nhận ra một sự thật, trên mặt đất, khi chợ không có hàng hoá, không có khách thì chủ chợ vẫn còn bất động sản. Còn trên chợ số, chủ chợ chỉ còn một cái tên miền vô giá trị. Cay đắng hơn, CEO nhận ra rằng Thương mại điện tử chỉ có chỗ cho một vài ông lớn, không có chỗ cho những DN như công ty của CEO.

Chú thích ảnh

Sinh nghề tử nghiệp. CEO không biết đi đâu, làm gì. Đang từ đỉnh cao, CEO rơi xuống vực thẳm khi vừa tròn 30, và 10 năm lăn lộn thương trường. Tuyệt vọng và xót xa! Trước mắt CEO là những người anh em đã cùng gắn bó trong cả chục năm trời. Họ đều là dân CNTT, đã kề vai sát cánh, bỏ bao công sức, chi phí, thậm chí cả xương máu gây dựng nên cơ đồ cùng mình. Nếu doanh nghiệp ”chết”, thì tất cả sẽ làm gì?

Khi đó, CEO rơi vào tình cảnh: Đối tác lớn rời bỏ;Tài sản trên thế giới phẳng về không. CEO trắng tay; Sự nghiệp 10 năm gây dựng sụp đổ; Doanh nghiệp có thể bị xóa sổ; Không nhìn thấy tương lai; Gánh nặng cuộc sống của bản thân và những cộng sự đã gắn bó với mình.

Trong hoàn cảnh ấy, bạn sẽ làm gì để vượt qua? Câu trả lời sẽ có trong chương trình.

Trailer của chương trình:

 

Doanh nghiệp nên thuê CEO địa phương hay CEO nước ngoài?

Công trình nghiên cứu mới của Đại học Trung Quốc của Hồng Kông (The Chinese University of Hong Kong – CUHK) cho thấy, việc sử dụng giám đốc điều hành (CEO) địa phương có nhiều điểm tích cực hơn là thuê CEO ngoại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN