CEO làm gì khi doanh nghiệp lâm vào ‘khốn đốn’ vì quá chiều lòng khách hàng?

“Chìa khóa thành công- Những câu chuyện thật của CEO” số thứ 3 sẽ lên sóng lúc 9h45 ngày 20/1/2019.

Chú thích ảnh
Số 3 của chương trình mang tên "Có chí thì nên"

Nhân vật chính của chương trình là CEO Trần Văn Lê - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh. Hai khách mời là ông Robert Trần - Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương và ông Phạm Đình Đoàn - Phó Chủ tịch Hội đồng TW các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Phú Thái Holdings.

Số thứ 3 có tên là “Có chí thì nên”.

Chú thích ảnh
CEO Trần Văn Lê - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh.

Đầu những năm 2000, các mặt hàng công nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài với mức chi phí rất cao. Trong khi đó, nhu cầu về thông gió, hút lọc bụi xử lý môi trường trong nước lại ngày càng lớn.

Chú thích ảnh
Khách mời Robert Trần - Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương

Ở Hà Nội có doanh nghiệp QCN đi lên từ cửa hàng thu mua, sửa chữa, bảo dưỡng các máy loại máy móc, thiết bị cũ đã sớm nhận ra nhu cầu, quyết định mạnh dạn tuyển thợ lành nghề, đầu tư kỹ thuật, nghiên cứu sản xuất vỏ, cánh và lắp ráp quạt công nghiệp. Công ty đã chế tạo, lắp ráp thành công sản phẩm này với chất lượng tốt và được khách hàng gần xa bắt đầu biết đến.

Chú thích ảnh
Khách mời Phạm Đình Đoàn - Phó Chủ tịch Hội đồng TW các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Phú Thái Holdings.

Vào năm 2005, Giám đốc công ty chè tại Sơn La đã tìm tới đặt một lúc 7 chiếc quạt công nghiệp phi 700 để lắp đặt vào máng héo chè (nhằm hút khí nóng, thổi vào máng làm héo chè, trước khi chuyển vào công đoạn tiếp theo). Gặp được đơn hàng lớn nhất trong đời, nên dù chưa đủ vốn trong khi mới chỉ nhận được tiền đạt cọc ước lệ, CEO Công ty QCN vẫn vay mượn tiền, tìm mua động cơ tương thích, nhanh chóng sản xuất vỏ cánh, lắp ráp và giao hàng. Đúng hẹn sau hơn một tháng, khách quay lại cửa hàng và nhận đủ 7 chiếc quạt với đánh giá cao về chất lượng và  lời hứa về lắp xong sẽ xuống thanh toán.

Tuy nhiên, trong lúc chờ tiền về thì doanh nghiệp lại nhận được thông báo phũ phàng: quạt không vừa với máng héo chè, nên không dùng được. Khách trả lại quạt và yêu cầu làm lại 7 chiếc quạt khác phi 800cm. Để giữ khách hàng, QCN cắn răng vay vốn, đi tìm động cơ, sản xuất cánh và vỏ quạt để kịp tiến độ đối tác đưa ra.

Một lần nữa quạt được đánh giá cao về chất lượng, nhưng đối tác cũng một lần nữa trả hàng để yêu cầu quạt phi 900cm.

Hoạ vô đơn chí. Nhưng đâm lao thì đành phải theo lao. Quá tam 3 bận,  vì làm tiếp thì còn có cơ gỡ vốn một phần, lại vừa mở ra thị trường lớn. Vì vậy, lúc này, dù đã cạn vốn, QCN vẫn phải huy động tài chính từ nhiều nguồn để mua động cơ, sản xuất cánh, vỏ quạt cũng như trả tiền lương thầy thợ. 1 tháng sau, quạt giao đúng hạn với chất lượng cao. Khách hàng vui vẻ nhận 7 chiếc quạt phi 900cm và hứa thanh toán sớm.

Nhưng một lần nữa khách quay lại, quạt “quay đầu” cùng yêu cầu: "Nốt lần này - quạt phi 1m, chắc chắn được!”.

Một lần nữa CEO QCN cắn răng chạy vạy làm tiếp. Gần một tháng sau, 7 chiếc quạt CN phi 1m hoàn thành và giao hàng. Trước khi ra về, Giams đốc công ty chè tại Sơn La còn tổ chức liên hoan mừng thắng lợi. Nhưng 3 ngày sau, khách hàng lại tiếp tục báo không dùng được. Thật phũ phàng và tuyệt vọng. Trong khi lỗi đâu phải của mình?!

Nhìn 4 lô hàng: 28 chiếc quạt phi 700, 800, 900, 1000 bày ngổn ngang trong cửa hàng kiêm xưởng lắp ráp nhỏ bé, đơn sơ, Trong lòng CEO QCN trào lên nỗi tuyệt vọng và cay đắng. Số phận quá phũ phàng. Rồi CEO tự trách mình quá vội và không kỹ lưỡng khi nhận đơn hàng. Nhưng đây đích thân GĐ công ty chè đi đặt hàng cơ mà, một ông GĐ tâm huyết, chân tình và tỏ ra thạo kỹ thuật.

Tình cảnh QCN thật tuyệt vọng: Doanh nghiệp bé xíu lại đã cạn kiệt vốn liếng, nợ đọng từ nhiều lần vay mượn để sản xuất đơn hàng chưa thanh toán. 4 tháng liên tục không có nguồn thu. Sản phẩm bị trả lại không bán được, đắp chiếu.  Công nhân vô cùng mệt mỏi và chán nản sau 4 lần tìm mua động cơ, 4 lần lắp quạt rồi giao không thành công. Sản xuất tiếp thì đào đâu ra vốn. Và nếu lại bị trả hàng chỉ còn cách nhảy lầu hoặc bỏ đi biệt xứ, vì bao giờ mới trả hết nợ mọi người và thợ thuyền? Nhưng nếu bỏ cuộc thì mình nắm đằng lưỡi mất rồi. Hàng hoá chỏng chơ không bán được cho ai, nợ vẫn chất cao trên đầu. Không tiền, không nguyên liệu đầu vào, không lương thợ…

Trong hoàn cảnh ấy, bạn sẽ làm gì để vượt qua? Câu trả lời sẽ có trong chương trình.

Trailer chương trình:

 

Nữ cựu CEO Pepsi là ứng viên ghế Chủ tịch World Bank
Nữ cựu CEO Pepsi là ứng viên ghế Chủ tịch World Bank

Cựu Giám đốc điều hành công ty nước ngọt PepsiCo – bà Indra Nooyi đang là một nhân vật được cân nhắc cho chiếc ghế Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN