Những di tích gắn với tên tuổi Đại thi hào Nguyễn Du - Phần cuối

Theo truyền thống tốt đẹp của dòng họ về mặt văn chương, ngôi nhà này là nơi các tao nhân mặc khách bình thơ, bình văn. Những người vào đây đều là “Phượng Trì Long bảng”, tức từ Tú tài trở lên. Sau khi bình thơ, bình văn xong, các cụ ngồi xuống nhà Hạ Điền uống trà, uống rượu, nghe ngâm thơ Nôm, hát ả đào.


Nhà tư văn

Theo “Nghi Xuân địa chí” thì nhà Tư Văn từ đời Long Đức triều Lê (Lê Nhân Tông, 1732-1735) về trước gọi là Văn Thánh, hàng huyện thờ Khổng Tử. Lúc này, Văn Thánh thuộc về dòng họ Ngụy ở Xuân Viên, một dòng học phát đạt nhất huyện Nghi Xuân. Đến đời Vĩnh Hữu Lê Y Tông (1735-1740), dòng họ Nguyễn Tiên Điền nổi lên, thì Văn Thánh lại thuộc Quận công Nguyễn Nghiễm và được đưa về dựng tại khu vườn của ông tổ họ Nguyễn.

Bia mộ Nguyễn Du.

Theo truyền thống tốt đẹp của dòng họ về mặt văn chương, ngôi nhà này là nơi các tao nhân mặc khách bình thơ, bình văn. Những người vào đây đều là “Phượng Trì Long bảng”, tức từ Tú tài trở lên. Sau khi bình thơ, bình văn xong, các cụ ngồi xuống nhà Hạ Điền uống trà, uống rượu, nghe ngâm thơ Nôm, hát ả đào.

Năm Tân Hợi (1791) anh ruột Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh chống lại nhà Tây Sơn. Hiệp Trấn Nghệ An Nguyễn Quang Dụ đem quân giết Nguyễn Quýnh, phóng hỏa đốt cháy dinh điền họ Nguyễn và làng Tiên Điền. Nhà Tư Văn bị cháy chỉ còn lại gian miếu thờ Thánh Hiền. Sau ít năm, anh Nguyễn Du là Nguyễn Nể bỏ tiền ra cho sửa sang lại. Nhân đó đề ra lệ: Trong huyện, con cháu thuộc dòng dõi khoa bảng nộp 3 tiền; những người dân bạch đinh nhưng có biết chữ nộp 10 tiền. Mỗi năm có hai kỳ lễ tế hàng huyện giao Lý Dịch xã Tiên Điền xôi gà làm cúng tế.

Nhà Tư Văn nơi thờ Khổng Tử cũng là nơi thờ “Đạo học” của huyện Nghi Xuân. Về sau Hội Tư Văn xây thêm điện thờ các vị đậu đạt cao trong huyện.

Nhà thờ và mộ Nguyễn Du

Năm 1824, sau khi cải táng hài cốt về táng tại quê nhà, con cháu xây nhà thờ, lập bài vị Nguyễn Du ngay trên khu vườn cũ của ông tại xóm Tiền, thôn Lương Năng (nay là thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân).

Nhà thờ gồm 3 gian lợp ngói, hai đầu hồi nhà có hai cột quyết, trên đắp có hai con nghê chầu nhau. Ở trong treo các bức đại tự “Hồng Sơn thế phổ”, “Thiên môn tái đăng” và “Tinh sà lưỡng kiếm”. Sau năm 1930, nhà thờ dột nát hư hỏng, con cháu đã đưa hương án, bài vị Nguyễn Du về đền thờ cha ông là Nguyễn Nghiễm. Năm 1940, Hội Khai Trí tiến đức tổ chức quyên góp trong cả nước được 420 đồng tiền Đông Dương, giúp cho con cháu họ Nguyễn xây lại nhà thờ. Nhà thờ mới được kết cấu theo lối chữ “Đinh”, giữa có 4 chữ: “Địa - linh - nhân - kiệt” và hai câu đối ở cột quyết. Một câu của nhà vua, một câu của cụ Nguyễn Mai đề tặng. Câu của vua Minh Mạng có nội dung như sau: “Nhất đại tài hoa vi sứ vi khanh sinh bất thiển. Bách niên sự nghiệp tại gia tại quốc tử so vinh” (Một đời tài hoa, lúc đi sứ, lúc làm quan sống không hổ thẹn. Trăm năm sự nghiệp việc nhà, việc nước, chết vẫn còn vinh).

Bài vị thờ Nguyễn Du được khắc: “Quý Mão khoa sinh phụng trực. Đại phu chính trị. Khanh khâm sai Bắc quốc công sứ. Lễ bộ hữu Tham tri hầu tước. Thanh Hiên Nguyễn thân sinh thân vị” (Cụ Nguyễn Du thi đậu Tú tài vào năm Quý Mão (1783). Cụ trở thành người lớn nhân đức của triều đình. Làm quan đến chức Khâm Sai tuế công sứ sang Trung Quốc. Khi về nước được phong Lê Bộ Hữu Tham Tri hầu tước. Hiệu là Thanh Hiên).

Cùng với nhà thờ Nguyễn Du tại quê hương, mộ Nguyễn Du cũng là một di tích được lưu giữ bao đời nay.

Năm 1820, Minh Mệnh lên ngôi vua xuống chiếu cử Nguyễn Du làm Chánh sứ đi Trung Quốc cầu phong, nhưng ông chưa kịp đi thì đã mất tại Huế ngày 10/8 năm Canh Thìn, tức ngày 16/9/1820, thọ 55 tuổi.

Ban đầu, mộ được chọn tại cánh đồng Bàu Đá, xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đám tang cụ lặng lẽ không có nhiều người đi đưa. Nhà vua Minh Mạng biết tin ban tên “Thụy” và gửi phẩm vật phúng viếng. Các quan trong triều cũng gửi phẩm vật và câu đối phúng viếng.

4 năm sau (1824) hài cốt của Nguyễn Du được con là Nguyễn Ngũ, cháu là Nguyễn Thắng làm quan tại Huế; cải táng đưa về quê nhà. Lúc đầu táng tại vườn cũ sinh thời cụ sống ở thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điền. Những năm sau đó con cháu thấy sức học ngày một giảm, không bằng ông cha mình trước đây, bèn dời đến táng cạnh đền thờ Nguyễn Trọng. Sau đó, một thời gian do yếu tố tâm linh, con cháu lại cải táng đến xứ Đồng Cùng, giữa một vùng cát rộng.

Ban đầu, ngôi mộ đơn sơ, về sau có thêm tấm mộ chí do cụ Đặng Thai Mai làm bằng chữ Hán “Tiên Điền Nguyễn tiên sinh phần mộ”. Năm 1990, Sở Văn hóa Thông tin Nghệ Tĩnh và UBND huyện Nghi Xuân đã xây lại phần mộ. Từ đó, tới nay qua nhiều lần chỉnh sửa mộ Nguyễn Du ngày một tôn nghiêm hơn. Trên lối vào ngôi mộ, từ trước tới nay ghi lại nhiều dấu chân của những người yêu mến Đại thi hào. Thường ngày đều có những nén hương nghi ngút và những bó hoa của du khách khắp mọi miền về phúng viếng.
PV
Những di tích gắn với Đại thi hào Nguyễn Du
Những di tích gắn với Đại thi hào Nguyễn Du

Cùng với những tác phẩm văn học để đời mà Danh nhân văn hóa, Đại thi hào Nguyễn Du đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam nói riêng và nền văn học thế giới nói chung; một hệ thống các công trình văn hóa đã được xây dựng, những di tích đã được bảo tồn… như những nén “tâm nhang” để tưởng nhớ tới công lao của Đại thi hào.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN