Đạo diễn Pháp lột tả bi kịch thảm sát Odessa

Đạo diễn người Pháp Paul Moreira đã thực hiện bộ phim tài liệu nói về những sự kiện bi thảm xảy ra tại Odessa hồi tháng 5/2014, khi hơn 40 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa phái ủng hộ và phản đối chính quyền mới ở Kiev.

Đạo diễn Paul Moreira khẳng định bộ phim sẽ đưa đến góc nhìn khác về vụ thảm sát ở Odessa. Ảnh: AP

Bộ phim "Ukraine: Chiếc mặt nạ cách mạng" được trình chiếu trên kênh truyền hình Pháp Canal+ vào ngày 1/2. Đạo diễn tâm sự ông đã "phỏng vấn vài chục nhân chứng của sự kiện", tạo điều kiện để ông "lọc bỏ sự cường điệu hay dối trá từ phía những đối tượng tấn công cũng như từ phía các nạn nhân".

Theo quan điểm của đạo diễn Moreira, báo chí phương Tây phản ánh không đủ chính xác về sự kiện Odessa, nếu tính đến quy mô của thảm kịch này.

"Khi tôi bắt đầu cuộc điều tra ở Ukraine, tôi đau lòng phát hiện ra rằng hành vi tàn bạo ở Odessa hồi tháng 5/2014 dường như bị xóa sạch khỏi ký ức của mọi người… Là một thành phố lớn tại trung tâm châu Âu, ngoài cửa là thế kỷ thứ 21, thế mà có chuyện sát hại 45 con người!", vị đạo diễn nhấn mạnh.

Theo lời đạo diễn người Pháp này, cuộc điều tra "trái với quan niệm thông thường" đã gặp phải thái độ thù nghịch của một số nhà báo Pháp cũng như của chính quyền Ukraine.

"Trên một trang web bằng tiếng Ukraine người ta còn gọi tôi là 'tên khủng bố' làm việc cho tình báo Nga". Đã có yêu cầu cấm bộ phim. Còn đại sứ Ukraine thậm chí bắt đầu gây áp lực với kênh Canal+», đạo diễn Moreira chia sẻ.

Đạo diễn Pháp bị cáo buộc rằng ông đã phóng đại vai trò của các thành viên dân tộc chủ nghĩa Ukraine trong cuộc xung đột, cũng như "ảnh hưởng của Mỹ với việc thay đổi chính thể" ở Kiev. Ngoài ra, Moreira hướng sự tập trung vào "nạn nhân nước mắt" trong bộ phim, vốn không phải là chi tiết hợp khẩu vị với tất cả mọi người.

"Trong phim tôi quả thực đã dành tiếng nói cho người mẹ của một gia đình, người phụ nữ này đã mất đứa con trai 17 tuổi. Khi tin rằng cuộc phỏng vấn mà tôi thực hiện không bị cắt xén, người mẹ đau khổ ấy nói chuyện cùng tôi với sự kiềm chế đáng khâm phục, bà nói rằng phương Tây không hề quan tâm đến số phận của cư dân ở đây", đạo diễn Moreira hồi tưởng.


Có những nhà phê bình cũng đã phản bác khẳng định của đạo diễn phim, rằng thủ lĩnh đảng Ukraine "Tự do" Oleg Tyagnibok, nhân vật trung tâm tại các cuộc biểu tình phản đối hồi mùa đông 2013-2014, "chính là một thành viên của phong trào tân phát-xít".

"Người này đã nhiều lần tuyên cáo rằng ông ta muốn giải phóng đất nước khỏi "băng đảng mafia Do Thái-Moskva". Ngoài ra, nhân vật này là nhà sáng lập đảng xã hội-dân tộc, chẳng lẽ điều này không nhắc bạn nhớ tới cái gì hay sao?", tác giả bộ phim "Ukraine: Chiếc mặt nạ cách mạng" giải thích.

"Nếu dừng lại ở tầm thụ cảm chung của toàn cầu, thì đúng, rõ ràng là công chúng không hề biết gì về vai trò của các nhóm tân phát-xít ở Ukraine, cũng như về sự kiện tàn bạo vô nhân tính ở Odessa. Và tất cả tình trạng đó chỉ bởi thực tế lịch sử không được phản ánh đầy đủ và khách quan", đạo diễn Moreira kết luận.

Theo Sputnik
Ukraine chưa thấy "ánh sáng ở cuối đường hầm"
Ukraine chưa thấy "ánh sáng ở cuối đường hầm"

Cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế đeo bám Ukraine trong hai năm qua hiện đã lắng dịu. Xung đột ở miền Đông phần nào yên ắng và nền kinh tế le lói sự phục hồi. Song Ukraine vẫn còn chặng đường rất dài trước khi ổn định chính trị hoàn toàn được khôi phục.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN