Đòi công lý cho các nạn nhân vụ phóng hỏa ở Odessa

Nhiều hoạt động đã diễn ra ngày 2/11 ở thành phố cảng Odessa, miền nam Ukraine, cũng như một số nước châu Âu để tưởng niệm các nạn nhân thảm kịch phóng hỏa tại Nhà Công đoàn Odessa cách đây đúng 6 tháng.

Tưởng nhớ các nạn nhân ở Odessa. Ảnh: RIA Novosti


Ngày 2/5/2014, những thành viên nhóm "cánh hữu" với tên gọi "Tự vệ Maidan" đã đốt lều trại của những người dân Odessa, khi đó tụ tập tại khu Kulikovo của thành phố để biểu tình yêu cầu phân cấp chính quyền trung ương và trao cho tiếng Nga quy chế ngôn ngữ quốc gia.

Người biểu tình phải trốn trong Nhà Công đoàn, tuy nhiên những phần tử cực đoan đã phong tỏa và phóng hỏa tòa nhà, khiến 48 người chết ngạt và hơn 200 người bị thương.

Tuy nhiên, tới nay, chính quyền vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng về nguyên nhân và thủ phạm của vụ thảm sát này.

Tại Odessa, hàng nghìn người mang theo hoa tới khu Kulikovo dự lễ mít tinh và cầu siêu cho những người đã thiệt mạng trong thảm kịch hồi tháng 5. Cùng ngày, toàn thành phố Odessa sáng rực trong ánh nến tưởng nhớ các nạn nhân.

Tại Đức, gần 5.000 ngọn nến đã được thắp sáng ở thủ đô Berlin. Trong khi đó, tại Stockholm, Thụy Điển, đoàn người mít tinh mang theo các biểu ngữ "Không chiến tranh", "Hãy đưa những tên tội phạm ra trước công lý". Theo các nhà tổ chức cuộc mít tinh, vụ thảm sát ngày 2/5 ở Odessa là "vụ giết người có kế hoạch", mà những nạn nhân là những người biểu tình từ chối tham gia "cuộc đảo chính quốc gia bất hợp pháp" diễn ra ngày 22/2 ở Kiev.

Tại nước láng giềng Nga, hàng trăm người dân Moskva và người Ukraine sinh sống tại Nga đã tổ chức lễ cầu siêu cho những người thiệt mạng trong thảm kịch Odessa ngày 2/5.

Các hoạt động tưởng niệm cũng diễn ra trước tòa nhà Đại sứ quán Ukraine ở thủ đô Vacsava của Ba Lan. Phát biểu với phóng viên hãng tin Nga TASS, đại diện nhà tổ chứcm cuộc ít tinh nêu rõ hoạt động này là để nhắc nhở Ba Lan, châu Âu cũng như cả thế giới về thảm kịch mới xảy ra tại Odessa nửa năm về trước, song nay đã bị rơi vào in lặng, bởi những nạn nhân thiệt mạng là những người không ủng hộ chính quyền mới ở Ukraine, chính quyền được dựng lên sau một cuộc đảo chính.

Đoàn người biểu tình cũng tuần hành tới trụ sở Đại sứ quán Mỹ ở Vacsava, hô khẩu hiệu phản đối chính sách đối ngoại của Washington, yêu cầu Mỹ chấm dứt ủng hộ chủ nghĩa phát xít đang hoành hành ở Ukraine cũng như chấm dứt can thiệp công việc nội bộ nước này.

Tại nhiều thành phố ở Italy như Rome, Naples, các cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng trăm người cũng được tổ chức. Mọi người thắp nến để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong Nhà Công đoàn, cũng như tất cả những người dân đã thiệt mạng tại hai tỉnh miền Đông Ukraine là Lugansk và Donetsk. Theo các nhà tổ chức, đây là hoạt động bày tỏ sự ủng hộ đối với người dân khu vực Đông - Nam Ukraine.

Cuộc mít tinh tưởng niệm còn được tổ chức tại Strasbourg (Pháp), nơi đặt trụ sở Nghị viện châu Âu (EP). Những người tham gia mang theo biểu ngữ "Hãy nhớ sự kiện ở Odessa. Chặn đứng chủ nghĩa phát xít" tuần hành qua trung tâm thành phố, đồng thời liên tưởng sự kiện ở Odessa với sự kiện ở Oradour sur Glane, nơi vào tháng 6/1944, quân phát xít đã thiêu sống 640 người dân địa phương, phần lớn là phụ nữ và trẻ em.

Các hoạt động tương tự cũng diễn ra ở Madrid (Tây Ban Nha) cùng một số thành phố khác tại châu Âu.


TTXVN/Tin tức
Ghi chép từ Kharkov và Odessa
Ghi chép từ Kharkov và Odessa

Những ngày đầu tháng 5, nhóm phóng viên chúng tôi đã thực hiện chuyến đi tìm hiểu về tình hình đời sống và làm ăn của bà con người Việt tại Ukraine với điểm đến là các thành phố Kharkov và Odessa trong bối cảnh quốc gia này đang diễn ra cuộc khủng hoảng kép về chính trị và kinh tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN