Trong bối cảnh châu Á đang dần trở thành “công xưởng” của thế giới với môi trường chưa được quan tâm, đã dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nguy cơ về các bệnh nghề nghiệp gia tăng, nhất là trong lĩnh vực điện tử, may mặc. “Do vậy, việc chia sẻ kinh nghiệp, kế hoạch hành động hợp tác giữa các tổ chức nạn nhân”, giáo sư Võ Đại Lược, giám đốc Trung tâm Châu Á Thái Bình Dương cho biết.
Theo ông Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), bình quân mỗi năm Việt Nam có khoảng 700 người chết bị tai nạn lao động, tuy nhiên, con số thực tế gấp 3 lần. Còn với bệnh nghề nghiệp, hiện Việt Nam mới công nhận 30 loại bệnh và thực tế số lượng bệnh nhân bị bệnh nghề nghiệp rất nhiều, nhưng chưa có thống kê chính xác. Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong quá trình phát triển. Mới đây, Việt Nam đã thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động vừa mới được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ 1/7/2016. Luật quy định chi tiết việc phòng ngừa, đảm bảo an toàn lao động. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là triển khai vào thực tế đời sống. Do đó việc trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức xã hội về kinh nghiệm phòng tránh, cải thiện môi trường nơi làm việc, quy trình tập huấn an toàn sẽ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn bản dưới luật và triển khai các điều kiện đảm bảo an toàn lao động vào thực tế.
XC