Trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải.
|
Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trẻ em OVC thường bị kỳ thị khi bị nhiễm HIV hoặc gia đình có người nhiễm HIV/AIDS. Do đó, đây là đối tượng cần ưu tiên bảo vệ, chăm sóc của cộng đồng.
“Số lượng bài dự thi vượt quá dự kiến của BTC, cho thấy đây là đề tài nóng bỏng, được các nhà báo, các cơ quan truyền thông hết sức quan tâm, luôn tăng cường thông tin và các bài viết sống động, sâu sắc để tác động đến toàn xã hội quan tâm, chăm sóc hơn nữa đến trẻ OCV. Các tác phẩm viết về trẻ HIV/AISD ở miền núi cũng nhiều và chất lượng bài rất tốt. Nhiều tác phẩm mang tính phát hiện cao, chạm được nơi sâu thẳm của lòng người về những mảnh đời, những băng hoại đạo đức, cũng như đem đến những trăn trở bức thiết đối với toàn xã hội, làm sao để chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AISD được tốt hơn”, ông Nguyễn Thành Phong, Tổng biên tập Báo Lao động và Xã hội, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi đánh giá.
Ban giám khảo đã chọn được 12 bài để trao giải, bao gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, và 4 giải khuyến khích. Trong đó, giải nhất là tác phẩm “Mong ước của cô giáo Vân” của tác giả Tấn Đức - Tiến Long (Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh).
Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức để thay đổi thái độ,
hành vi của các bộ, ngành, chính quyền các cấp, của cộng đồng xã hội,
người dân về công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
không phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Hoàn thiện
hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ OVC; Cung cấp
thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ OVC; Hỗ trợ OVC được tiếp
cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp
tác quốc tế công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ OVC…
Cuộc
thi cũng góp phần tôn vinh các nhà báo chuyên và không chuyên đã tích
cực trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về dự
phòng HIV.