Trải nghiệm lái ô tô trong ‘cabin ảo’ tại Hà Nội

Việc học lái xe với thiết bị mô phỏng hay còn gọi là "cabin ảo” khá giống với buồng lái của xe thực tế, nên không có sự khác biệt quá nhiều. Học viên sẽ nhìn bằng màn hình điện tử mô phỏng lại các tình huống tham gia giao thông.

Trước đây, người dân khi thi bằng lái ô tô (hạng B1, B2, C, D, E, các hạng F) sẽ qua 3 phần: Lý thuyết, Sa hình, Đường trường. Nhưng từ ngày 1/1/2021, tại Khoản 28, Điều 1, Thông tư 38/2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định các trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng thêm phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trong quy trình sát hạch lái xe. Do đó, trình tự thi giấy phép lái xe ô tô sẽ gồm 4 bước: Sát hạch lý thuyết; Thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; Thực hành lái xe sa hình; Thực hành lái xe trên đường.

Ngày 17/1, trao đổi với báo Tin tức, ông Nguyễn Đình Chiến, Tổng Thư ký Hội Giám sát hành trình Việt Nam cho biết, quy trình học trong “cabin ảo” này bắt đầu bằng những bài tập cơ bản như: Cách vận hành số xe, thực hành bài "đề pa" lên dốc, đường vuông góc, đường quanh co giống như bài sa hình thi sát hạch. Phần tiếp theo là bài tập nâng cao với kỹ năng lái xe trên các địa hình: Đường đồi núi, đường cao tốc, đường trong thành phố…

Video trải nghiệm "cabin ảo" tại Hà Nội:

Trong quá trình thực hành, “cabin ảo” này sẽ đưa ra các cảnh báo khi lái xe điều khiển phương tiện sai làn đường, điều khiển vào phần đường dành cho người đi bộ, khi không thắt dây an toàn và khi xảy ra tai nạn. Các loại hình thời tiết (nắng, mưa) cũng sẽ được tích hợp trong hệ thống này để người học có thể nâng cao được kỹ năng xử lý tình huống ở các điều kiện khác nhau.

Theo quy định mới, mỗi học viên sẽ được thực hành 3 giờ trên “cabin ảo” tại trung tâm đào tạo lái xe. Trong quá trình học, nếu học viên có nhu cầu sẽ đề nghị trung tâm bổ sung thêm giờ học.

Mặc dù Thông tư 38 của Bộ Giao thông vận tải có thêm phần học lái xe với thiết bị mô phỏng, nhưng nội dung chương trình vẫn giữ nguyên tổng số giờ học. Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên học lái xe hạng B1, B2, C bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; số giờ học thực hành lái xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.

Một số hình ảnh phóng viên Báo Tin tức ghi nhận trải nghiệm trong "cabin ảo" tại Hà Nội:

Chú thích ảnh
Mỗi mô hình mô phỏng cabin ô tô có giá vài trăm triệu đồng.
Chú thích ảnh
Mô hình chạy phần mềm tiếng Việt, với độ mô phỏng chính xác cao, khá giống với buồng lái của xe thực tế.
Chú thích ảnh
Nhiều bài tập lái xe ô tô trên các địa hình phong phú.
Chú thích ảnh
Trong quá trình thực hành, thiết bị sẽ đưa ra các cảnh báo khi lái xe điều khiển phương tiện sai làn đường, không thắt dây an toàn, khi xảy ra tai nạn...
Chú thích ảnh
Việc học lái xe trong mô hình ảo này sẽ giảm thiểu tối đa các tình huống mất an toàn giao thông trong thực tế.
Chú thích ảnh
Học viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội thực hành mô hình "cabin ảo".
Chú thích ảnh
Từ năm 2021, quy trình sát hạch cấp GPLX sẽ có thêm nội dung "Thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông".

 

Trung Nguyên/Báo Tin tức
Ngang nhiên trưng biển quảng cáo thi bằng lái ô tô trái quy định
Ngang nhiên trưng biển quảng cáo thi bằng lái ô tô trái quy định

Hiện nay, trên nhiều tuyến đường, quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên xuất hiện rất nhiều biển quảng cáo chào mời thi bằng lái xe ô tô. Theo dư luận, những tấm biển này công khai trong nhiều tháng qua, nhưng cơ quan chức năng gần như không có động thái gì.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN