TP Hồ Chí Minh chuẩn bị các phương án ứng phó khi triều cường kết hợp mưa lớn

Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết, trước diễn biến thời tiết phức tạp, các đơn vị quản lý đường bộ đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, phối hợp với các cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật, Công an Thành phố để điều tiết giao thông, củng cố hạ tầng khi xảy ra mưa lớn kết hợp với triều cường.

Chú thích ảnh
Quang cảnh buổi họp tại Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh chiều 19/9. 

Chiều 19/9, UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Thành uỷ tổ chức cuộc họp cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố tuần qua.

Tại buổi họp, ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh cho biết, trước diễn biến thời tiết phức tạp, các đơn vị quản lý đường bộ đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, phối hợp với các cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật, Công an Thành phố để điều tiết giao thông, củng cố hạ tầng khi xảy ra mưa lớn kết hợp với triều cường.

Theo đó, các đơn vị tổ chức trực 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố để xác định cụ thể khả năng thời điểm xảy ra mưa lớn, triều trường để chuẩn bị vật tư, thiết bị, máy móc, nhân lực thực hiện hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “ba sẵn sàng” (phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả), đặc biệt ở các khu vực trũng thấp thường xuyên bị ngập do triều.

''Thành phố cũng đã thành lập các Tổ phản ứng nhanh gồm đại diện Sở GTVT, Sở Xây dựng, Công an Thành phố ở khu vực Tây Nam, sân bay Tân Sơn Nhất, khu vực Cát Lái. Cùng với hệ thống 793 camera giám sát giao thông được lắp đặt trên toàn địa bàn thành phố và thông tin từ cán bộ trực điều tiết giao thông tại hiện trường, các thông tin về ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông do mưa lớn, triều cường sẽ được cập nhật thường xuyên, chuyển lên ứng dụng Viber. Do đó, khi có sự cố xảy ra gây ùn tắc giao thông, các cơ quan chức năng có mặt kịp thời tại hiện trường để khắc phục sự cố, điều tiết giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, thông suốt trong thời gian sớm nhất”, ông Bùi Hòa An nói.

Chú thích ảnh
Một số tuyến đường ở thành phố Thủ Đức thường xuyên bị ngập khi có cơn mưa lớn và triền cường.

Theo ông Bùi Hòa An, vừa qua, Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị cũng đã đăng tải thông tin cảnh báo tình hình mưa lớn, triều cường, tình hình ùn tắc giao thông lên hệ thống 78 bảng thông báo giao thông; đơn vị cũng cung cấp thông tin đến các Kênh VOV, VOH để người dân nắm thông tin, lựa chọn lộ trình lưu thông phù hợp, hạn chế lưu thông qua khu vực ngập, ùn tắc...

Cung cấp thêm thông tin về phương án phòng, chống thiên tai, ông Nguyễn Đức Vũ, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện thành phố có 312 đội xung kích, với khoảng 21.000 người. Nếu có sự cố vỡ đê bao, bờ bao khi thời tiết khắc nghiệt, các đội xung kích sẽ ứng phó xử lý ngay, hạn chế thấp nhất những thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân. Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng đang có 32 điểm sạt lở trên sông rạch; trong đó, 24 điểm đã được gia cố, còn 8 điểm đang làm báo cáo UBND TP Hồ Chí Minh để xin chủ trương đầu tư. 

Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Triều cường ở Cần Thơ vượt báo động III trong những ngày tới
Triều cường ở Cần Thơ vượt báo động III trong những ngày tới

Chiều 19/9, triều cường ở thành phố Cần Thơ đã lên mức 1,97m, cách báo động III chỉ 3 cm. Nhờ vận hành âu thuyền Cái Khế, dù triều cường lên cao nhưng nhiều tuyến đường ở nội ô thành phố Cần Thơ đã không bị ngập như các năm trước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN