Ngày 5/1, trả lời phỏng vấn báo Tin tức, Đại tá Bùi Kim Sơn, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV 17 (Lữ đoàn 17-Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn, thuộc Binh đoàn 12-nhà thầu thực hiện tuyến chính) cho biết, dự kiến ngày 9/1 sẽ thông xe chính thức nút giao Vành đai nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.
Các đơn vị đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục cuối cùng như đèn điện chiếu sáng, cây xanh, dải phân cách…
Khi đi vào hoạt động, nút giao thông trị giá hơn 400 tỷ đồng này sẽ thông toàn bộ tuyến giao thông từ cầu Thanh Trì đi Bắc Ninh, Lạng Sơn; từ cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, các phương tiện sẽ không phải đi vòng để sang tuyến cầu Vĩnh Tuy và quận Long Biên; kết nối quốc lộ 5 cũ và quốc lộ 5 mới, rút ngắn thời gian di chuyển từ 15 đến 20 phút… Đây là một trong những công trình quan trọng của thành phố Hà Nội để chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Vòn về tiến độ dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, ông Mạch Văn Quyết, Kỹ sư phòng kế hoạch Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành (một trong các đơn vị phụ trách thảm nhựa mặt cầu) cho biết, công tác thảm bê tông nhựa mặt cầu đã xong trong năm 2020, dự kiến trong ngày 5/1 sẽ hoàn thành xong việc thi công lề bộ hành và sơn kè đường. Dự kiến cầu Thăng Long sẽ thông xe vào ngày 7/1/2021.
Được biết, đây là 2 dự án giao thông trọng điểm nằm ở 2 tuyến đầu và cuối của vành đai 3, đi qua 9 quận, huyện của nội thành Hà Nội.
Video và chùm ảnh phóng viên báo Tin tức ghi nhận tại 2 dự án trọng điểm này: