Tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp

Ngày 20/4, Tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương- TPP” do Bộ Khoa học và Công nghệ ( KH&CN) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và BSA | Liên minh Phần mềm tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.


Toàn cảnh hội thảo.

Đây là một hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động của “Tháng hưởng ứng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới vì mục tiêu hội nhập”. Tại buổi tọa đàm, các đơn vị đã trao đổi về tầm quan trọng và các vấn đề liên quan đến những cam kết về sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam trong Hiệp định TPP.

Theo ông Trần Văn Minh, Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch: Từ năm 2006 – 2015, Thanh tra Bộ phối hợp với Bộ Công an đã tiến hành thanh tra đột xuất 541 doanh nghiệp trên cả nước, kiểm tra hơn 27.000 máy tính, phát hiện và xử phạt 449 trường hợp hành vi vi phạm như sao chép tác phẩm phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu, với số tiền phạt tới hơn 8,6 tỷ đồng.

Khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi quyền SHTT khi Việt Nam tham gia TPP, ông Minh cho biết: “Một lĩnh vực mà TPP đặc biệt quan tâm là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có có nội dung: Kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả lên là 70 năm và thực thi quyền bao gồm cả khả năng bị truy tố hình sự.

Điều này đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn các điều luật về SHTT. Trong lĩnh vực phần mềm máy tính, trong những năm gần đây, mặc dù đã có nhiều cải thiện đáng kể, nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền phần mềm máy tính vẫn còn tương đối phổ biến.

Vì vậy, đối với cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta cũng cần quan tâm hơn tới vấn đề sở hữu trí tuệ, có những bước chuẩn bị về tài chính, về nhân lực và về kỹ thuật để khi hội nhập TPP, chúng ta tránh được các rắc rối khiếu kiện có thể xảy ra", ông Minh nhấn mạnh.

Ông John Hill, Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng chia sẻ bên cạnh những cơ hội và lợi ích lớn mà TPP sẽ mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng; một điều còn quan trọng hơn cả đó là khuôn khổ những chuẩn mực, hành vi mà về lâu dài sẽ định hình quỹ đạo kinh tế cho Việt Nam.

Mặc dù, trong nhiều năm qua, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính đã có nhiều cải thiện đáng kể. Tuy vậy, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn rất cao. Khi vào TPP, với sức ép phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn về sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra một sức ép lớn cho các doanh nghiệp, buộc các các doanh nghiệp phải tuân thủ khi đã bước vào một sân chơi kinh tế tự do lớn nhất thế giới.

Ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN phát biểu.

Theo ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN: “Khi tham gia Hiệp định TPP, quyền SHTT đã trở thành yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bởi nó còn là công cụ pháp lý giúp bảo vệ doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động kinh doanh trên thị trường toàn cầu và trong cả môi trường kinh doanh trực tiếp và môi trường thương mại điện tử. Vì thế, Chính phủ Việt Nam cùng toàn bộ hệ thống đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đang hoàn thiện và nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ”.

Ông Roland Chan, Giám đốc cấp cao phụ trách Chương trình Tuân thủ, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của BSA | Liên minh Phần mềm.

Cũng tại tọa đàm, ông Roland Chan, Giám đốc cấp cao phụ trách Chương trình Tuân thủ, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của BSA | Liên minh Phần mềm cũng chia sẻ về những rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải đối mặt, trong đó có các vấn đề về an ninh mạng Việt Nam bước vào một thế giới siêu kết nối.

“Khi sử dụng phần mềm không bản quyền, khả năng hệ thống máy tính của doanh nghiệp bị tấn công bởi các phần mềm mã độc là rất cao, vì thế, an ninh của bản thân doanh nghiệp cũng bị nguy hại”, ông Roland Chan cho biết.

PV
Phát động Tháng hưởng ứng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới
Phát động Tháng hưởng ứng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới

Sáng 31/3, Lễ công bố chương trình “Tháng hưởng ứng ngày sở hữu trí tuệ thế giới vì mục tiêu hội nhập” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với BSA | Liên minh Phần mềm tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN