Công nhân chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Minh Trí/TTXVN. |
Cụ thể, Nafiqad yêu cầu các doanh nghiệp chế biến hải sản rà soát chương trình quản lý chất lượng, nhận diện và đưa vào kiểm soát chỉ tiêu CTX trong các sản phẩm cá có mối nguy CFP (như cá hồng, cá cam, cá mú, cá mó...). Đồng thời, chủ động có kế hoạch lấy mẫu kiểm nghiệm thẩm tra chỉ tiêu CTX đối với các sản phẩm cá này.
Nafiqad cũng yêu cầu các Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lưu ý kiểm tra việc nhận diện và tự kiểm soát chỉ tiêu CTX đối với các sản phẩm cá có mối nguy CFP (độc tố trong thủy sản) tại các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn trong quá trình kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
Theo Nafiqad, hệ thống cảnh báo nhanh của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm - Ủy ban châu Âu đã đăng cảnh báo về 2 lô hàng cá hồng nhập khẩu từ Việt Nam nghi nhiễm Ciguatera. Tại cảnh báo này, Cơ quan thẩm quyền EU cũng cho biết 1 người bị ảnh hưởng khi tiêu thụ sản phẩm từ lô hàng trên thông qua các triệu chứng đặc trưng khi ngộ độc chất này.
Theo tài liệu hướng dẫn "Thủy sản và sản phẩm thủy sản - Các mối nguy và biện pháp kiểm soát" của Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Ciguatera được xếp vào các mối nguy tự nhiên, gắn liền với một số loài cá biển sinh sống tại các rạn san hô ăn các tảo độc sinh ra độc tố Ciguatoxin - CTX và các loài cá lớn ăn các loại cá này, gắn liền với các loài cá như cá nhồng, cá cám, cá mú, cá hồng...; xuất hiện nhiều tại các vùng biển Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Caribe và khu vực vịnh Mexico.
Ngoài ra, các cá thể cá trong cùng đàn ở cùng một khu vực cũng có các mức độ nhiễm Ciguatera rất khác nhau.