Từ ngày 21-23/11/2024, tại huyện Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Nhằm ứng phó với cơn bão số 6, sáng 27/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng cho biết, các đơn vị chức năng sơ tán 1.677 hộ dân, với 6.205 nhân khẩu ở khu vực nhà trọ, nhà tạm, nhà không kiên cố, các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nước biển dâng do bão đến nơi an toàn.
Cơ quan chức năng đã đặt biển cảnh báo và rào chắn các ngầm tràn, đập tràn bị ngập lụt và nghiêm cấm phương tiện, người đi qua để đảm bảo an toàn.
Sáng 27/10, do ảnh hưởng của bão số 6, sóng biển dữ dội đã đánh mạnh sâu trong đất liền khu vực bãi tắm du lịch Thuận An ở thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) khiến nước biển tràn ngập những tuyến đường phía trong khu dân cư.
Liên quan đến vụ 2 du khách bị mất tích do sóng biển cuốn trôi tại huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), sáng 27/10, thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Phú Quý (Bình Thuận) cho biết đã cứu được 1 du khách. Hiện các lực lượng chức năng đang khẩn trương triển khai tìm kiếm du khách còn lại.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự báo từ sáng 27/10 đến 28/10, từ Quảng Bình - Quảng Nam có mưa phổ biến từ 200 - 400 mm, cục bộ có nơi trên 600 mm, cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100 mm/3h; Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định, Bắc Tây Nguyên mưa từ 100 - 180mm, có nơi trên 250 mm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cấp 6, giật cấp 7; Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) gió mạnh cấp 7; Thừa Thiên - Huế gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Bà Nà (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 6, giật cấp 13.
Trước diễn biến của bão số 6, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát đi thông báo yêu cầu người dân không được ra đường từ 7 giờ ngày 27/10 (trừ các trường hợp làm nhiệm vụ và các trường hợp đặc biệt) cho đến khi có thông báo mới.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 26/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 440km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/giờ), giật cấp 15. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 20km/h.
Thông tin về tình hình bão số 6, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, đây là bão có hoàn lưu rộng, rất phức tạp và có thể thay đổi. Cùng với đó, bão gây gió mạnh, sóng lớn, khả năng xuất hiện nước dâng trên biển; lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp ven sông, khu đô thị từ Hà Tĩnh đến Bình Định và khu vực Bắc Tây Nguyên.
Báo cáo nhanh về diễn biến bão số 6 (TRAMI) lúc 11h ngày 26/10 của Cục Quản lý Đê điều và phòng, chống thiên tai dự báo, từ đêm ngày 26-29/10, các sông Hà Tĩnh - Bình Định, Kon Tum, Gia Lai xảy ra 1 đợt lũ với đỉnh lũ các sông Quảng Trị - Quảng Ngãi lên mức báo động 2 - báo động 3, có sông trên báo động 3. Các sông Quảng Bình báo động 1 – báo động 2, có sông trên báo động 2; các sông Hà Tĩnh, Bình Định, Kon Tum lên trên mức báo động 1.
Một số vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học xảy ra gần đây khiến phụ huynh lo lắng. Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong trường học, cần sự tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm trong và ngoài trường học.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 6 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, giật cấp 12.
Trưa ngày 25/10, hàng ngàn m2 ở xưởng gỗ tại phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) bất ngờ phát hỏa dữ dội. Hiện lực lượng PCCC vẫn đang nỗ lực xử lý đám cháy.
Ngày 25/10, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành văn bản số 1142/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ Thanh Hóa đến Phú Yên về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 6.
Nhận định về diễn biến bão số 6, chiều 25/10, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, từ ngày 24/10 đến thời điểm này, bão di chuyển tương đối ổn định với tốc độ khoảng 15-20km/h và hướng về khu vực Hoàng Sa. Dự báo trong 24-48 giờ tới, cường độ bão sẽ mạnh thêm. Khi bão ở trên khu vực Hoàng Sa, sức gió mạnh nhất của bão đạt cấp 11-12, giật cấp 13.
Sáng 25/10, tại Hà Nội, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức cuộc họp ứng phó với bão số 6. Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai Vũ Xuân Thành chủ trì cuộc họp.
Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 6 nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Những năm tháng trên đất Bắc, hàng ngàn con em người miền Nam đã học tập, trưởng thành, đóng góp vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và xây dựng nước nhà.
Từ ngày 23/10, ngư dân ở các xã dọc ven biển của huyện Diễn Châu đã kéo bè mảng vào sâu trong bờ để bảo vệ phương tiện, tránh hư hại trước sóng lớn kết hợp triều cường.
Nhận định về diễn biến bão số 6, chiều tối 24/10, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, chiều 24/10, bão Trà Mi (tên quốc tế là TRAMI) đã vượt qua Kinh tuyến 120, đi vào Biển Đông và trở thành bão số 6.