Đề lịch sử đòi hỏi sự tư duy và suy luận cao

Kết thúc 2/3 thời gian làm bài thi môn lịch sử, hàng chục thí sinh ở điểm thi ĐH Thủy lợi Hà Nội ra khỏi phòng thi. Nhiều thí sinh cho biết đề mở trong môn lịch sử rất dễ "ăn điểm".

Thí sinh Nguyễn Hồng Minh (điểm thi ĐH Thủy lợi) cho biết, đề thi không quá bất ngờ, đặc biệt là câu về chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 thì hầu như bạn nào cũng làm được cả. Đây là câu kiểm tra kiến thức cơ bản. Nhiều bạn sẽ "ăn điểm" với câu hỏi về chính sách đại đoàn kết dân tộc. Với dạng đề mở  này, do đã được ôn tập nhiều lần nên thí sinh đều hào hứng.

Thí sinh vui vẻ sau khi thi môn lịch sử.

Kết thúc môn thi lịch sử, ở điểm thi ĐH Thủy lợi có 1 thí sinh bị đình chỉ do mang tài liệu vào phòng thi. Theo ông Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng ĐH Thủy lợi Hà Nội, những lỗi này đã nhắc nhở nhiều lần với thí sinh, nhưng các em vẫn phạm lỗi. Tổng thí sinh thi môn lịch sử tại cụm thi ĐH Thủy lợi là 1121 em, ít nhất trong các môn thi. Ở môn thi này, cụm thi do ĐH Thủy lợi chủ trì chỉ tổ chức tại hai điểm thi: ĐH Thủy lợi và Học viện Ngân hàng, thay vì 8 điểm thi như các môn thi bắt buộc.


Theo cô Lê Thị Thu Hương (Giảng viên Đại học Thủ đô) thì đề thi lịch sử năm nay bám sát chương trình học sách giáo khoa cơ bản của Bộ GD- ĐT. Đề thi có tính phân loại cao và đảm bảo mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia 2016.


Đề thi gồm 4 câu và kiến thức tập trung vào chương trình học lớp 12. Hình thức ra đề giống năm 2015, không gây thay đổi “đột ngột” cho thí sinh. Đề thi không bắt học sinh học thuộc lòng, mà cần phải hiểu về lịch sử để làm bài. Đặc biệt ở câu số 2, học sinh hiểu kiến thức cơ bản có thể chọn lựa bảng biểu để làm bài. Ở mỗi câu đều có kiến thức cơ bản và nâng cao. Tinh thần và tư tưởng của đề thi bám sát tư tưởng Đại đoàn kết dân tộc, chủ đề về đạo đoàn kết và vai trò của thế hệ trẻ hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là chủ đề rất hay và thiết thực trong tình hình bối cảnh hiện nay.


Cô Hương cho biết thêm ,đề thi năm nay có thêm câu hỏi về bảng biểu đòi hòi thí sinh phải có tư duy tổng hợp và khả năng phân tích và có kiến thức tổng hợp về lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1920 đến 1930. Tính liên hệ thực tiễn trong đề thi rất cao, đó là trách nhiệm của thế hệ trẻ với chủ trương và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đưa ra cho thế hệ trẻ phát biểu ý kiến cá nhân về trách nhiệm của mình về Đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu số 4 chiếm 2 điểm, không chỉ là kiến thức lịch sử mà còn là ý thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ với sư phát triển Quốc gia, dân tộc. Trong đó yếu tố đại đoàn kết là sức mạnh lớn nhất.


Đề thi năm nay là Bộ đã giảm câu hỏi về học thuộc lòng mà đòi hòi sự tư duy logic của thí sinh, cách nhìn tổng quan về tình hình lịch sử và khả năng tư duy, suy luận cao”, cô Hương nhấn mạnh.

Lê Vân
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN