Con mương rộng 2-3 m, sâu gần 2 mét, chảy ngoằn ngoèo quanh quanh bản Pha
, bao quanh nhiều vườn cam, nước lơ thơ. Bằng giờ năm trước, mương ngập cam rụng, do các vườn đổ vào. “Riêng vườn tôi vứt đi
4 tấn cam cả thảy, nhìn
mà xót ruột”- ông Tăng Ngọc Sơn, chủ vườn cam gần 1,4 ha
nhớ lại. Mất
tiền là một nhẽ, mùi chua nồng, hôi thối bốc lên khắp bản còn đáng ngại hơn. Những trái cam trương úng, lổm ngổm bọ và vù vù côn trùng bay lên khiến ai qua mương cũng phải bịt mũi, nín thở.
Vườn cam bản Pha hai tháng trước mùa thu hoạch. Ảnh: Việt Cường/JICA |
Năm nay thì khác rồi. Vườn cam 7,8
ha của gia đình
ông Tăng Ngọc Sơn và 4
hộ khác trong N
hóm sản xuất chế biến các sản phẩm từ cam
dù chưa đến mùa thu hoạch, nhưng đã báo hiệu bội thu. Những cành trĩu trịt, quả nào cũng vàng hờm phía đuôi, đặc trưng cam Con Cuông. Còn xanh, mà cắt thử đã thấy mặt quả vàng đỏ như mật
. Ước chừng năm nay, mỗi héc-ta thu hoạch được 20-30
tấn quả.
“Ngay từ khi bắt đầu trồng, gia đình tôi đã đầu tư hơn 45 triệu đồng cho hệ thống tưới nhỏ giọt, hòa tan phân bón theo nước tưới. Từ 2016, chúng tôi được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Viện nghiên cứu ngành nghề Nông nghiệp Việt Nam hỗ trợ, tiếp tục đầu tư sản xuất sạch và chế biến các sản phẩm từ cam. Làm cỏ, chăm sóc…, khâu nào cũng đều được kiểm soát và ghi chép đầy đủ. Nhờ đó mà cây cam có gốc khỏe, ít bị đổ sau mấy đợt mưa bão vừa rồi. Cam cho trái nhiều, quả mọng, đảm bảo an toàn, đáp ứng được các tiêu chí về thực phẩm và nguyên liệu để sản xuất sản phẩm từ cam”. Chị Bích Hoài, vợ anh Dũng, cùng nhóm sản xuất cam với ông Sơn, cho biết.
Chị Hoài đang mong nhanh đến mùa thu hoạch. Đôi tuần nữa, cam bắt đầu chín rộ, chị đã có thể mở vườn đón khách du lịch. Cứ 30.000 đồng/khách vào chơi, xem vườn, chụp ảnh, ăn thử, mua sản phẩm từ cam mang về, vậy mà năm ngoái gia đình chị đã thu tới ngót 500 trăm triệu đồng.
Vừa nhanh tay quơ mấy que khô vương ở gốc cam, giựt nhành cây dại leo lên hàng rào bao quanh vườn, chị Hoài vừa giới thiệu: Mùa du lịch, chúng tôi quét dọn sạch sẽ từng lối đi, gốc cây. Khách có thể trải chiếu để ngồi nghỉ dưới bóng mát. Xung quanh gốc, là những giỏ mây đựng cam, đựng vỏ, phục vụ khách, vừa đẹp vườn, lại vừa thu gom vỏ, phục vụ cho việc chế biến các sản phẩm phụ.
Vỏ cam bỏ đi có thể chưng cất ngay tại vườn.thành tinh dầu cam. Ảnh: T.Hương |
Vườn cam bản Pha năm nay sạch đẹp, còn bởi hầu như toàn bộ trái cam, không bỏ đi một chút gì. Từ năm 2016, Dự án đa dạng hoá sinh kế dựa vào du lịch di sản tại các bản làng nông ngư nghiệpđã cung cấp cho các hộ trồng cam tại Bản Pha bộ thiết bị chế xuất tinh dầu cam, hệ thống sấy vỏ làm mứt, máy lọc rượu, đóng nắp chai, dập date..
. Những trái cam non bị rụng sớm có thể lấy vỏ băm nhỏ, chưng cất tinh dầu ngay tại vườn. Vào mùa, vỏ chín dày chế biến thành mứt cam. Những trái không đẹp mã được làm men cam, pha cùng rượu ngon đã lọc bỏ tạp chất, thành rượu cam thơm ngát. Bã ép ra từ ruột cam làm men, dùng để bón lại cho vườn.
Vậy là không đợi vào mùa, khách đến thăm vườn vẫn có được các sản phẩm từ cam mang về. Tinh dầu cam để đốt thơm phòng; chai tinh dầu tinh xảo nút gỗ treo xe, treo tủ; xà phòng cam hoàn toàn làm từ tự nhiên, không hoá chất; men cam, mứt cam, rượu cam…để nhâm nhi. Cây cam góp phần giúp sản phẩm du lịch tại Con Cuông nói riêng và Nghệ An nói chung thêm phong phú.
Người dân bản Pha thực hành biến rượu, men cam bằng các thiết bị do JICA tài trợ. Ảnh: Việt Cường/JICA |
Đứng giữa ngổn ngang gạch, cát của khu
nhàđang sửa sang,
khang trang nhất xóm, ông Tăng Ngọc
Sơn tính toán: Vườn đã 9
năm tuổi, cam đạt đ
ến độ ngon. Bán rẻ tại vườn cũng 30-45.000 đồng/kg. Trái cam Con Cuông vốn nức tiếng, nay được sản xuất theo VietGAP, nên càng được khách hàng khắp nơi ưa chuộng. Nay thêm tinh dầu, cứ một mẻ
18 kg vỏ cam làm được 250ml. Mỗi lít tinh dầubán được 4 triệu đồng. Rượu, đầu vào cho mẻ 60 chai chỉ 1,2 triệu đồng, bán ra là 2,9 triệu đồng. Không mất nhiều công sức bởi thiết bị vận hành khá dễ dàng, nhóm sản xuất tạo được việc làm đều đặn cho con em trong gia đình, mỗi tháng thu nhập một người tới 7-8 triệu đồng, giải quyết thêm việc làm
làm cỏ, bón phân cho người trong làng.
“Một nửa của căn nhà 500 triệu đồng đang xây này, là từ trái cam”, ông Sơn cho biết. Hộ nhà chị Hoài, anh Dũng cũng đang xây sửa nhà, còn to đẹp hơn. “Nhiều hộ trong Bản thấy hiệu quả của mô hình sản xuất này, cũng rục rịch bày tỏ ý muốn tham gia. Những quả cam như vàng treo trong vườn, giúp chúng tôi làm giàu”.
Những chai tinh dầu cam, tinh dầu treo xe góp phần nâng cao giá trị trái cam bản Pha. Ảnh: Việt Cường/JICA |
Các
sản phẩm làm từ cam bản Pha
đ ã
được Huyện Con Cuông và Dự án hỗ trợ đưa đi giới thiệu tại các Hội chợ, triển lãm, siêu thị, khách sạn…
tại Vinh, Hà Nội, vào cả TP Hồ Chí Minh. Công ty TNHH Đổi mới Phát triển Ngành nghề Nông thôn Việt Nam (VIRICO) đang bao tiêu các sản phẩm này, đặt trong các giỏ quà tặng, hộp quà được thiết kế độc đáo, tinh tế. Một Hợp tác xã cũng đã được thành lập, nhằm hỗ trợ việc tiêu thụ cam và các sản phẩm từ cam.
Huyện Con Cuông đang nỗ lực xây dựng khu nhà sàn 5 gian, vừa là nơi t
rình diễn công đoạn sản xuất các sản phẩm từ cam
như làm tinh dầu, xà phòng, mứt cam, men, rượu …cùng hoạt động dệt thổ cẩm,
vừa bày bán cho du khách.
Tinh dầu cam, mứt vỏ cam, xà phòng cam, rượu và men cam... được bày bán ngay dưới chân các nhà sàn trong vườn cam. Ảnh: Thùy Hương |
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Xuân Nam, Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin, UBND huyện Con Cuông
, Huyện nỗ lực để trong năm 2017 hoàn thành việc
quảng bá và đăng ký chỉ dẫn địa lý
cho trái cam cùng các sản phẩm cam Con Cuông. “Chúng tôi hy vọng trái cam cùng
các sản phẩm từ
cam bản Pha sẽ đến được mọi miền đất nước, giúp làm giàu cho người dân và giới thiệu sản vật Con Cuông với mọi người”, ông Nam bày tỏ.
Sản phẩm từ cam bản Pha được bày bán trong KS Mường Thanh Con Cuông, thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Ảnh: Thùy Hương |