Chúng tôi có 20 hộ dân sinh sống tại Thường Tín, Hà Nội, trong đó, có gia đình ông Minh nuôi trên 50 con lợn kinh doanh. Gia đình này xả thải ra ngoài môi trường khiến cho các hộ dân sinh sống ở khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù đã nhiêu lần lên tiếng, nhưng chủ nhà tự cho mình quyền là dân bản địa không thực hiện.
Hỏi: Trường hợp này của gia đình ông Minh có vi phạm pháp luật không? Sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Trường hợp gia đình nhà ông Minh là vi phạm pháp luật.
Theo Luật bảo vệ môi trường 2014; Nghị định 155/2016/NĐ-CP; Bộ luật hình sự 1999; Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bố sung 2009; Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Nội dung pháp lý:
Theo trình bày ở trên thì hộ kinh doanh chăn nuôi lợn nên theo quy định tại khoản 1, điều 68 Luật bảo vệ môi trường 2014 về bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Như vậy, hộ kinh doanh chăn nuôi lợn này phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đặc biệt vì là hộ kinh doanh chăn nuôi lợn nên việc xử lý chất thải lại rất cần thiết. Nếu họ không đảm bảo những yêu cầu trên mà gây ô nhiễm môi trường thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
Nếu hành vi vi phạm của hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ vào mức độ, cũng như hành vi gây ô nhiễm môi trường cụ thể cúa hộ gia đình để từ đó có mức xử phạt cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung thì khi có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hộ gia đình này sẽ bị xử phạt một trong những hình thức xử phạt chính sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền, mức phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức. Cùng với xử phạt chính thì hộ gia đình này cũng có thể sẽ bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hâu quả.
Đặc biệt, hành vi vi phạm pháp luật của hộ gia đình có thể bị truy cứu trác nhiệm hình sự nếu như trước đó chủ cơ sở kinh doanh chăn nuôi lợn này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về gây ô nhiễm môi trường như:
Tội gây ô nhiễm không khí bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Tội gây ô nhiễm nguồn nước bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Tội gây ô nhiễm đất bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.