“Tiếp lửa” cho làng nghề Bản Phố

Làng nghề truyền thống đúc lưỡi cày ở xã vùng cao Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã 200 năm tuổi. Trước đây, làng nghề không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho đồng bào Mông, mà còn thu hút khách du lịch, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương. Nhưng làng nghề truyền thống này lại đang đứng trước nguy cơ mai một.

 

Người mua lưỡi cày bán ở chợ phiên ngày một ít đi.


Ông Sùng Seo Nhà, một trong những thợ đúc rèn lâu năm, có uy tín nhất của xã Bản Phố chia sẻ: “Trước, bà con mua lưỡi cày nhiều nên ngày có thể làm 7 - 8 chiếc. Giờ bếp chỉ đỏ lửa 2 ngày cuối tuần, bán cho các người ở bản xa về chợ phiên văn hóa Bắc Hà vào ngày chủ nhật. Đồng bào Mông ở Bản Phố chỉ truyền nghề cho con cháu trong dòng họ nhưng nay thanh niên trong bản đi làm xa, còn một số khác chuyển nghề nên ngày càng ít người “nối” nghề”.

 

Lưỡi cày của đồng bào Mông làm rất tốt, nhưng lại không còn phù hợp vì nặng và giá cao.

tNghề đúc lưỡi cày của đồng bào Mông ở Bản Phố chỉ truyền cho con cháu trong dòng họ.

Công đoạn đúc lưỡi cày.


Trước những khó khăn của người dân làng nghề truyền thống đúc lưỡi cày Bản Phố, cuối năm 2009, được sự đầu tư vốn của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia, chính quyền huyện Bắc Hà và xã Bản Phố đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai triển khai đầu tư máy móc, trang thiết bị, cơ giới hóa nghề đúc rèn lưỡi cày. Thế nhưng, dự án cũng chỉ được triển khai qua vài năm và làng nghề lại rơi vào tình trạng khó khăn.

 

Đến nay, ở Bản Phố không còn nhiều gia đình đúc lưỡi cày.


Theo ông Chầu Seo Phừ, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Phố: “Nguyên nhân khiến dự án không thành công là do hầu hết lò hoạt động không hiệu quả, tập quán canh tác của bà con bản địa dần thay đổi, không dùng cày để làm đất mà sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ. Tại các chợ phiên còn xuất hiện cả những sản phẩm có giá thấp hơn khiến nhiều nhà nản lòng mà tắt bếp”.


Bài và ảnh: Nguyễn Thắng

Nguy cơ mai một cây dừa Hậu Giang
Nguy cơ mai một cây dừa Hậu Giang

Thời gian gần đây, người dân Hậu Giang không còn thiết tha trồng dừa - loại trái cây đặc trưng của Nam Bộ - bởi thu nhập đem lại từ loại cây này còn thấp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN