Rô băm - kịch múa truyền thống của người Khmer

Rô băm là sân khấu kịch múa cung đình cổ điển, chuyên về các truyện xưa tích cổ của đồng bào Khmer. Gọi là kịch múa vì nghệ thuật Rô băm dùng động tác múa làm ngôn ngữ.


Thời hoàng kim của kịch múa Rô băm vào khoảng thập niên 60. Thời kỳ này các đoàn múa Rô băm đi đến đâu đều được người dân chăm lo nơi ăn, chốn ở đầy đủ. Có khi diễn vào lúc trời mưa nhưng khán giả vẫn rất đông.


Kịch múa Rô băm thường được kết thúc với cảnh nam đứng trước, nữ đứng phía sau, tạo cho người xem một cái nhìn toàn diện.

Trong kịch múa Rô băm, vai nam chính thường do nữ thay thế.

Tư thế của đôi bàn tay phối hợp với nhau rất uyển chuyển trong trình diễn kịch Rô băm.


Trong nghệ thuật Rô băm, động tác múa rất quan trọng, tư thế của đôi bàn tay, động tác di chuyển của đôi chân phối hợp với nhau nhịp nhàng và uyển chuyển, làm cho người xem liên tưởng đến các vũ nữ Apsara (vũ nữ cung đình). Ngoài các động tác múa, có khi lời nói còn được dùng để minh họa cho các tình tiết, sự kiện. Nội dung thường là những truyện xưa, tích cổ: Riêm kê, Rotanavong…


Nhân vật kịch múa Rô băm thường được cấu trúc theo vai chính diện và phản diện. Vai chính diện gồm vua, hoàng tử, công chúa (không mang mặt nạ) và một số ít nhân vật anh hùng sử thi như quan võ chiến đấu bảo vệ quyền lợi cho người dân. Khác với nhân vật phản diện, vai chính diện thường chiến thắng bằng trí thông minh, tài thao lược, cũng có khi nhờ đến phép thuật để giải thoát khi lâm vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”…


Vai chằn (yeắt) đại diện cho phái ác, mang mặt nạ hình tháp xuôi cao vút, mắt đỏ, nhe nanh rất hung hãn, bản tính của chằn là chuyên gieo tai họa, đoạt ngôi vua, cướp vợ người…, trong một vở diễn có khi còn xuất hiện nhiều chằn. Đặc biệt trong kịch múa Rô băm còn có các thú vật như khỉ (Hanuman), chim thần (Kơ rich)… vì là những linh thú nên khi cần thiết có thể dùng phép thuật để cứu khốn phò nguy: Khỉ Hanuman cứu người bay qua núi, qua biển… Ngoài ra còn có nhân vật hề để gây cười, tạo sự gần gũi đối với khán giả.


Tiết mục Rô băm của Đoàn Nghệ thuật Ánh Bình Minh (tỉnh Trà Vinh).

 

Rô băm nàng tiên bay được biểu diễn bởi Đội Thông tin – Văn Nghệ Khmer tỉnh Cà Mau

Đồng bào rất thích thú khi xem loại hình nghệ thuật Rô băm truyền thống.


Có thể liên tưởng kịch múa Rô băm với nghệ thuật cải lương của người Kinh, rất tinh túy. Vì thế, nghệ thuật Rô băm rất cần được duy trì, gìn giữ.


Bài và ảnh: Xuân Trang

Hình tượng rồng trong văn hóa Khmer
Hình tượng rồng trong văn hóa Khmer

Rồng trong tiếng Khmer là "Neak". Đây là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của Phật giáo Khmer. Hình tượng rồng rất gần gũi với với sự tích của đức Phật và cũng là biểu trưng của mưa thuận gió hòa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN