Nhiều người Nhật phản đối thực thi quyền phòng vệ tập thể

Kết quả điều tra của hãng tin Kyodo ngày 18/5 cho biết 48,1% số người được hỏi bày tỏ phản đối việc Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể so với 39% ủng hộ.

Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản diễn tập tại căn cứ huấn luyện Narashino ở quận Chiba, ngoại ô Tokyo. Ảnh AFP/TTXVN


Theo kết quả trên, 51,3% người được hỏi phản đối kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe thực thi quyền phòng vệ tập thể bằng cách thay đổi cách diễn giải đối với bản Hiến pháp Hòa bình của nước này, thay vì sửa đổi hiến pháp, trong khi 34,5% ủng hộ kế hoạch trên. Cuộc điều tra được tiến hành qua điện thoại đối với 1.449 hộ gia đình có các cử tri hợp lệ và 1.021 hộ trong số này đồng ý trả lời.

Theo cuộc điều tra được tiến hành ngày 17-18/4, tỷ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Abe hiện ở mức 54,7%, giảm 5,1% so với cuộc điều tra trước đó hồi tháng 4/2014. Cuộc điều tra được tiến hành sau khi Thủ tướng Abe hôm 15/5 bày tỏ mong muốn thay đổi lệnh cấm tự áp đặt của Nhật Bản đối với việc thực thi quyền phòng vệ tập thể hoặc tiến tới bảo vệ một quốc gia đồng minh bị tấn công thông qua thay đổi cách hiểu về hiến pháp.

Trong hàng thập kỷ qua, Chính phủ Nhật Bản vẫn luôn duy trì quan điểm rằng Nhật Bản có quyền phòng vệ tập thể nhưng không thể thực thi nó do các giới hạn mà Điều 9 Hiến pháp áp đặt, theo đó cấm sử dụng lực lượng vũ trang để giải quyết các tranh chấp quốc tế.



TTXVN/Tin Tức

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể 'đánh đòn phủ đầu'
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể 'đánh đòn phủ đầu'

Nhật Bản sẽ cho phép Lực lượng phòng vệ nước này (SDF) đảm trách bảo vệ các đảo xa bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời trong quá trình bảo vệ các đảo SDF có thể thực hiện các biện pháp khẩn cấp “đánh đòn phủ đầu” nhằm đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN