Nga bán ngoại tệ dự trữ để hỗ trợ đồng ruble

Bộ Tài chính Nga ngày 17/12 thông báo bắt đầu bán ngoại tệ dự trữ của bộ này ra thị trường do cho rằng đồng ruble bị định giá quá thấp. Lượng ngoại tệ dự trữ của Bộ Tài chính còn 7 tỉ USD.


Trước đó, ngày 16/12, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất cơ bản từ 10,5% lên 17%/năm. Đồng thời khối lượng tối đa đấu thầu ngoại tệ thời hạn 28 ngày đã tăng từ 1,5 tỉ USD lên 5 tỉ USD. Các phiên đấu giá tương tự có thời hạn 1 năm sẽ được Ngân hàng trung ương Nga tiến hành hàng ngày. Các khoản tín dụng có bảo đảm thời hạn từ 2 đến 549 ngày sẽ được cung cấp với lãi suất thả nổi trong phạm vi lãi suất cơ bản cộng 1,75%.


Sau quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương Nga, đồng ruble đã tăng giá so với đồng USD và euro, tuy nhiên sau đó lại giảm. Trong các phiên giao dịch ngày 16/12, đồng ruble được giao dịch ở mức 58,15 ruble đổi 1 USD sau đó 80,1 ruble mới đổi được 1 USD; và 72,45 ruble đổi 1 euro sau đó tăng lên 100,74 ruble đổi 1 euro.


Ngày 17/12, tỉ giá đồng ruble trên thị trường chứng khoán Moskva bắt đầu tăng so với đồng USD và euro sau khi giảm trong phiên giao dịch đầu ngày. Vào 11 giờ sáng 17/12 (giờ Moskva), tỉ giá đồng euro giảm 7,26 ruble/ 1 euro so với mức đóng cửa ngày 16/12, khi 77,89 ruble đổi được 1 euro; trong khi đồng USD giảm 5,24 ruble/1 USD, còn 62,26 ruble đổi 1 USD. Trước đó, trong các phiên giao dịch đầu, tỉ giá đồng USD tăng 5,2 ruble/1 USD đạt 72,7 ruble/1 USD; còn tỉ giá đồng euro tăng 7,04 ruble/1 euro đạt 92,19 ruble/1 euro.


TTXVN/Tin Tức

Bước đi tiếp theo của Nga là bán vàng?
Bước đi tiếp theo của Nga là bán vàng?

Dù Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng mạnh lãi suất cơ bản thêm 6,5 điểm phần trăm, từ 10,5% lên 17%/năm, nhưng vẫn thất bại trong việc hãm lại sự tụt dốc của đồng nội tệ. Theo nhận định của một số chuyên gia, công cụ tiếp theo mà nước Nga có thể sử dụng là bán vàng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN