Không chỉ góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, những ngôi chùa còn là điểm tựa tinh thần của ngư dân trong những chuyến đánh bắt xa khơi, cũng như quân và dân trên đảo.
Theo sử sách, từ xa xưa, trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã có những am, miếu do ngư dân đi biển dựng lên, cầu mong mưa thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều tôm cá. Qua năm tháng, những ngôi chùa kiên cố được dựng lên, trở thành một phần không thể thiếu của các đảo nổi.
Dưới đây là hình ảnh thân quen của những ngôi chùa Việt giữa biển Đông:
Cổng chùa trên đảo Nam Yết hiên ngang trước gió biển thổi ầm ào quanh năm. |
Trước chính điện có tượng Quan âm Bồ tát. |
Trong chùa, hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng. |
Lọ lục bình do Thủ tướng Chính phủ tặng nhà chùa. |
Chiến sĩ mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ, khi dời đảo đều đến chùa thắp hương từ biệt. |
Và được vị sư trụ trì làm lễ. |
Trong khuôn viên chùa có một cột mốc chủ quyền. |
Cột mốc được dựng từ năm 1956. |
Đứng từ ngọn hải đăng trên đảo Sơn Ca, có thể nhìn thấy toàn cảnh ngôi chùa trên đảo Sơn Ca hướng mặt ra biển. |
Chùa có kiến trúc truyền thống, ở giữa là tòa tam bảo, hai bên là tả vu và hữu vu. |
Tượng Phật được chuyển từ đất liền ra đảo.
Chùa Song Tử Tây sừng sững giữa biển lớn. |
Chùa Song Tử Tây là ngôi chùa lớn nhất tại quần đảo Trường Sa. Trong ảnh là cổng tam quan của chùa. |
Tòa tam bảo được xây dựng kiên cố. |
Tất cả chữ trên hoành phi, câu đối đều là chữ Quốc ngữ. |
Những vị khách khi vừa đặt chân đến đảo luôn đến chùa lễ Phật trước tiên. |
Thành kính dâng nén hương thơm. |
Cây xanh được trồng nhiều để tỏa bóng mát cho khuôn viên chùa. |
"Đây vút cong mái đình, đây nước non ân tình, hồn Việt Nam như thế...". Trường Sa trở nên không xa trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam. |