Trong sinh hoạt hằng ngày, voi đỡ đần, thay thế con người gánh vác những phần việc nặng nhọc. Vào những ngày lễ hội của buôn làng, voi không chỉ là niềm vinh hạnh của gia đình, mà còn là niềm tự hào của cả cộng đồng.
Vì vậy, theo thông lệ, cứ 2 năm một lần, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Buôn Đôn lại tổ chức Lễ hội Văn hóa truyền thống, nhằm thể hiện lòng yêu thương, quý trọng của con người đối với vật nuôi có giá trị. Lễ hội có các hoạt động văn hóa như: Lễ cúng sức khỏe cho voi, cúng bến nước, diễn tấu cồng chiêng... Và các phần thi tài giữa các chú voi đầy hồi hộp, kịch tính.
Lễ cúng sức khỏe cho voi được đồng bào các dân tộc Buôn Đôn rất coi trọng. Thầy cúng được mời phải là người giỏi, có uy tín và am hiểu tập tục của đồng bào. Lễ cúng được coi là đầy đủ và tươm tất khi gia chủ chuẩn bị trâu, lợn hoặc gà ăn mừng. Các lễ vật bắt buộc đi kèm là rượu cần, gạo, cơm, nước... Bắt đầu nghi lễ, thầy cúng gọi mời Yàng và các vị thần linh về chứng kiến, ban phát sức khỏe cho voi. Sau lễ cúng, thầy cúng sẽ cho voi ăn những lễ vật đã dâng lên các đấng thần linh. Nghi lễ kết thúc, nài voi uống rượu cần để cầu chúc sức khỏe cho voi.
Thầy cúng chuẩn bị lễ vật cúng sức khỏe cho voi. |
Thực hiện nghi lễ cúng sức khỏe cho voi. |
Nài voi uống rượu cần để cầu sức khỏe cho voi. |
Lễ hội nhằm thể hiện tình yêu thương, quý trọng của con người đối với loài voi. |
Các chú voi tranh tài quyết liệt trong phần thi voi vượt sông Sêrêpốk. |
Phần thi chạy diễn ra hết sức kịch tính. |
Các “cầu thủ” nỗ lực đưa bóng về khung thành đối phương trong phần thi voi đá bóng. |