Các nhà sản xuất sử dụng AI sẽ nâng cao gần gấp đôi năng lực cạnh tranh

SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 1 tháng 4 năm 2019 – Microsoft châu Á và Tập đoàn IDC châu Á-Thái Bình Dương đã công bố Công trình nghiên cứu có tựa đề Future Ready Business: Assessing Asia Pacific’s Growth with AI (tạm dịch Công việc kinh doanh sẵn sàng cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng của châu Á – Thái Bình Dương với trí tuệ nhân tạo – AI) với những phát hiện cụ thể cho lĩnh vực sản xuất.  

Chú thích ảnh

Được biết, tham gia vào công trình nghiên cứu này có 356 lãnh đạo doanh nghiệp và 282 công nhân riêng từ khu vực sản xuất trong tổng số1.605 lãnh đạo doanh nghiệp và 1.585 công nhân. Lãnh đạo doanh nghiệp gồm lãnh đạo doanh nghiệp và công nghệ thông tin từ các tổ chức (có trên 250 nhân viên trở lên) đã được thăm dò ý kiến. Những người lãnh đạo được hỏi là đối tượng ra quyết định liên quan đến việc định hình chiến lược kỹ thuật sốvà công việc kinh doanh. Trong khi đó, đối tượng công nhân được hỏi qua sàng lọc có một sốhiểu biết nhất định vềAI hiện nay và không đóng vai trò trong quá trình ra quyết định trong tổ chức của họ. 15 thị trường châu Á – Thái Bình Dương đã tham gia gồm Australia, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Theo công trình nghiên cứu , khu vực sản xuất đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm (GDP) của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tiếp tục đối mặt với áp lực cạnh tranh gia tăng do chi phí ngày càng tăng và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. Các nhà sản xuất đang ngày càng chuyển sang các công nghệ mới nổi để đi trước đối thủ. Những tổ chức đã bắt đầu áp dụng AI tin rằng, AI sẽ giúp làm tăng gần gấp đôi khả năng cạnh tranh của họ (1,8 lần) trong ba năm tới.

Ông Scott Hunter, Trưởng bộ phận Kinh doanh khu vực, Sản xuất của Microsoft châu Á nhận xét: “Các nhà sản xuất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương tuy chậm, nhưng chắc chắn nhận thấy tầm quan trọng của việc áp dụng chiến lược kỹ thuật sốvà các công nghệ mới nhất. Công trình nghiên cứu cho thấy, có tới 76% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất đồng ý rằng AI là rất quan trọng đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của họ trong ba năm tới. Để đạt được sự xuất sắc của chuỗi cung ứng và phát triển các mô hình kinh doanh mới nhằm đáp ứng những nhu cầu thay đổi của khách hàng, thì việc tích hợp AI cho doanh nghiệp của họ là điều bắt buộc. Các tổ chức không chấp nhận rủi ro chiến lược đầu tiên của AI bị bỏ lại trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày nay. Tuy nhiên, có tới 59% các nhà sản xuất đã không chấp nhận AI là một phần trong hoạt động kinh doanh của họ. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại cho ngành công nghiệp cần phát triển mạnh về đổi mới”.

Đối với các nhà sản xuất đã bắt đầu hành trình AI của họ, ba động lực kinh doanh hàng đầu để áp dụng AI bao gồm lợi nhuận cao hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn và sự linh hoạt trong kinh doanh, cũng như các mối quan hệ khách hàng và kết quả kinh doanh tốt hơn. Họ đã nhìn thấy những cải tiến kinh doanh tăng trong khoảng từ 17% đến 24% hiện nay và những cải tiến tiếp theo được dự đoán trong ba năm tăng ít nhất là 1,7 lần. Những bước nhảy lớn nhất được dự kiến ​​sẽ thúc đẩy tăng tốc sự đổi mới, sáng tạo (2,0 lần) và tỷ suất lợi nhuận cao hơn (1,9 lần).

Hình 1: AI cải thiện kinh doanh hiện tại và sau 3 năm.

Một ví dụ là Piramal Glass, công ty sản xuất bao bì đóng gói hàng thủy tinh hàng đầu ở Ấn Độ đã chuyển sang AI, Internet vạn vật (IoT) và phân tích dữ liệu tiên tiến dựa trên điện toán đám mây để tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo mô hình doanh thu mới. RTMI- giải pháp nội bộ của Piramal Glass cung cấp những hiểu biết tiên tiến vềthời gian thực dẫn đến giảm 5% khiếm khuyết, giảm 40% trong việc thu thập dữ liệu thủ công và cải thiện 25% năng suất của nhân viên.

Giám đốc nghiên cứu của IDC Making Insights, Stephanie Krishan, nhận xét: “Các động lực thúc đẩy doanh nghiệp được xác định là dấu hiệu rõ ràng vềcách công nghệ như AI có thể tạo ra giá trị cao hơn bằng cách giúp các tổ chức có được hiểu biết sâu sắc hơn và quản lý tốt hơn các hoạt động của họ trong một môi trường rất phức tạp. Trên thực tế, theo nghiên cứu IDC FutureScape for Manufacturing and Implications for Asia Pacific (excluding Japan) tạm dịch (Bức tranh tương lai đối với lĩnh vực sản xuất và các điều gợi mở đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản), một nửa trong số10 dự đoán hàng đầu được điều khiển bởi dữ liệu và các giải pháp lấy AI làm trung tâm hoặc các trường hợp sử dụng, như tạo ra hệ sinh thái mới cho công tác tự động hóa, hoặc thậm chí đặt dữ liệu vào trung tâm của các quy trình thúc đẩy tốc độ, sự mau lẹ và hiệu quả. Điều này chỉ hướng đến thực tếlà tương lai của sản xuất sẽ được xây dựng dựa trên dữ liệu để cung cấp khả năng mở rộng và tăng tốc cho ngành công nghiệp.

Các nhà sản xuất ở châu Á – Thái Bình Dương cần tập trung vào văn hóa, chiến lược và sự sẵn sàng về dữ liệu

Hình 2 : Mô hình sẵn sàng vềAI (so sánh giữa các tổ chức ở châu Á – Thái Bình Dương với các tổ chức sản xuất)

Công trình nghiên cứu cũng đánh giá sáu khía cạnh đóng góp cho sự sẵn sàng AI của ngành. Theo Stephanie Krishan, lĩnh vực sản xuất đang bị tụt hậu vềVăn hóa, Dữ liệu và Chiến lược, so với sự sẵn sàng chung của châu Á – Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tập trung vào các lĩnh vực đó để duy trì tính cạnh tranh.

1. Chiến lược: Các nhà sản xuất cần phải có chiến lược AI và hỗ trợ lực lượng lao động phân tán hơn. Theo ông Scott Hunter, bằng cách áp dụng AI, những người trong ngành sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và hưởng lợi ích cao hơn. Để thành công trong môi trường kỹ thuật số, các nhà sản xuất cần phải có chiến lược AI, bao gồm chuyển đổi lực lượng lao động. Gần một nửa các nhà lãnh đạo doanh nghiệp được thăm dò đều nhận thấy sự thay đổi đối với lực lượng lao động phân tán và linh hoạt hơn do AI trong 3 năm tới.

2. Dữ liệu: Các nhà sản xuất cần phải làm việc với tính khả dụng, chất lượng và quản trị dữ liệu hiện có. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất cần phải có một chiến lược dữ liệu mạnh mẽ hơn để đưa ra các giải pháp AI dựa trên nhiệm vụ. Ngày nay, các nhà sản xuất trong khu vực vẫn đang xử lý một cấu trúc dữ liệu mà trong đó chỉ có thể được truy cập bởi một nhóm phân tích tập trung. Chất lượng và tính kịp thời của dữ liệu vẫn là những vấn đềchính đang được giải quyết trên cơ sở tạm thời, chưa được chuẩn bị trước. Hiện cũng chưa có chương trình quản trị dữ liệu doanh nghiệp rộng lớn tại chỗ.

3. Văn hóa: Những đặc điểm cần thiết cho việc áp dụng AI còn thiếu trong các tổ chức sản xuất. Hơn một nửa sốcông nhân sản xuất và gần một nửa các nhà lãnh đạo doanh nghiệp được hỏi đều tin rằng các nét văn hóa và hành vi văn hóa hiện không phổ biến trong tổ chức của họ. Ví dụ, có tới 63% công nhân và 57% lãnh đạo doanh nghiệp không đồng ý rằng nhân viên được trao quyền để chấp nhận rủi ro và hành động với tốc độ và sự nhanh nhẹn trong tổ chức.

Cơ sở sản xuất và chếbiến sữa công nghệ cao mới đi vào hoạt động của Công ty ACM tại bang Victoria, Australia đang tận dụng công nghệ thông minh hiện đại để quản lý tốt hơn chi phí, thông qua cách tiếp cận dữ liệu phong phú. Bằng cách giới thiệu các khả năng học máy, ACM có thể giảm lỗi của con người từ việc làm nhiễm bẩn sữa hữu cơ với sữa thông thường, qua đó cũng giảm thiểu lãng phí. Ngoài ra, bằng cách giới thiệu tự động hóa để lập kếhoạch sản xuất, ghi nhật ký và đảm bảo chất lượng; cũng như bảo trì nhà máy với sự trợ giúp của các giải pháp quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management) và AI, ACM đã có thể kiềm chếchi phí làm thêm vào cuối tuần là 100.000 dollar Australia mỗi năm.

Các kỹ năng  đối với lực lượng lao động sẵn sàng áp dụng AI 

Tin tốt là phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và công nhân trong ngành tin rằng AI sẽ có tác động tích cực đến công việc của họ. Có tới 62% lãnh đạo doanh nghiệp và 77% công nhân được hỏi đều tin rằng AI sẽ giúp thực hiện công việc hiện tại của họ tốt hơn hoặc giảm các nhiệm vụ lặp đi lặp lại.

Hình 3: Sự nhận thức vềảnh hưởng của AI đối với công việc (các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và công nhân)

Tuy nhiên, theo các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, hiện đang thiếu các kỹ năng cần thiết cho một tương lai AI. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán, tinh thần kinh doanh và chủ động cũng như khả năng thích ứng và không ngừng học hỏi là ba kỹ năng hàng đầu được xác định, trong đó cầu sẽ vượt xa cung trong ba năm tới. Đồng thời, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng tin rằng, nhu cầu xử lý dữ liệu cơ bản, vận hành thiết bị nói chung và các kỹ năng cơ khí sẽ giảm trong ba năm. Những kỹ năng này hiện đang có sẵn rộng rãi và nguồn cung cao hơn nhu cầu.

Sự gián đoạn, mất kết nối đi kèm với nhận thức của người sử dụng lao động vềsự sẵn sàng học lại các kỹ năng của công nhân. Ông Scott Hunter chia sẻ: “Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ý thức được những nỗ lực to lớn để học lại các kỹ năng lớn cần có nhằm xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho AI. Tuy nhiên, 22% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp được hỏi cảm thấy rằng công nhân không có hứng thú với việc này, nhưng chỉ có 8% công nhân được hỏi cảm thấy như vậy. Ngoài ra, có tới 48% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảm thấy rằng công nhân không có đủ thời gian để học lại các kỹ năng, nhưng chỉ có 34% công nhân cảm thấy như vậy . Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải ưu tiên việc học lại và nâng cao các kỹ năng, dành thời gian của nhân viên để giải quyết vấn đề thiếu hụt kỹ năng”.

Microsoft tại Hội chợ Hannover Messe 2019

Microsoft sẽ có mặt tại Hội chợ Hannover Messe năm nay tại Nhà 7, Gian hàng C40 từ ngày 1/4 đến ngày 5/4/2019, nơi Microsoft sẽ giới thiệu cách khách hàng, đối tác làm việc với Microsoft để thay đổi kết quả sản xuất.

Để tìm hiểu thêm về cách Microsoft thúc đẩy sự chuyển đổi ngành công nghiệp, hãy truy cập https://www.microsoft.com/en-us/enterprise/manufacturing

Media OutReach Corporate News

BMW và Microsoft giới thiệu Nền tảng Chế tạo Mở
BMW và Microsoft giới thiệu Nền tảng Chế tạo Mở

Nhà sản xuất ô tô BMW Group (Đức) và công ty chế tạo phần mềm máy tính Microsoft (Mỹ) ngày 2/4 đã thông báo sáng kiến cộng đồng mới có tên Nền tảng Chế tạo Mở (OMP) để mang lại các sáng kiến, đổi mới tiết kiệm chi phí hơn và nhanh hơn trong lĩnh vực chế tạo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN