Khánh thành và thông xe nhánh 1 cầu vượt ngã sáu Gò Vấp

Sáng 19/1, cầu vượt thép tại ngã sáu Gò Vấp đã khánh thành và đưa vào khai thác nhánh 1 trên tuyến Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm sau 4 tháng thi công.

Cầu vượt ngã sáu Gò Vấp với nhánh Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên tại khu vực này.

Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao thông vận tải cắt băng khánh thành nhánh 1 Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm của cầu vượt ngã sáu Gò Vấp.

Nhánh cầu Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm được Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công tại Quyết định số 673/QĐ-KQLGTĐT3-CL ngày 24/12/2014 với chiều dài 234 mét, chiều rộng cầu 6 mét gồm 7 nhịp liên tục, dầm hộp thép liên hợp bản mặt cầu bê tông cốt thép. Tổng giá trị hợp đồng thực hiện nhánh cầu này là hơn 66,5 tỷ đồng và đã thi công hoàn thành trước gần 2 tháng so với tiến độ trong hợp đồng là 175 ngày.

Được biết dự án xây dựng cầu vượt thép nút giao ngã sáu Gò Vấp được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương xây dựng tại công văn số 537/UBND-ĐTMT ngày 8/2/2014 với mục đích giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên tại khu vực này.

Nhánh cầu Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm có chiều dài 234 mét, chiều rộng cầu 6 mét gồm 7 nhịp liên tục, dầm hộp thép liên hợp bản mặt cầu bê tông cốt thép.

Theo đó, Sở Giao thông vận tải Thành phố đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 926/QĐ-SGTVT ngày 14/3/2014 với quy mô xây dựng cầu vượt dạng chữ Y,  theo hai hướng gồm đường Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm và hướng đường Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Oanh với tổng mức đầu tư dự án là 405, 72 tỷ đồng.

Dự kiến vào tháng 4/2017 nhánh cầu Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Oanh dài 280,7m, rộng 6m với tổng mức đầu tư là hơn 66,1 tỷ cũng sẽ được triển khai và thông xe vào tháng 9/2017.

Khi đi vào hoạt động, nhánh cầu vượt Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm sẽ góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên tại khu vực này.

Tuy nhiên, khi cầu vượt ngã sáu Gò Vấp đưa vào hoạt động, dự báo tình trạng ùn ứ sẽ diễn ra nặng nề hơn tại vòng xoay Nguyễn Thái Sơn – Phạm Văn Đồng khi phương tiện được giải phóng tại ngã sáu Gò Vấp sẽ tập trung tại vòng xoay Nguyễn Thái Sơn – Phạm Văn Đồng vì khoảng cách giữa 2 nút giao chỉ có khoảng 500m.

Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực kéo giảm ùn tắc giao thông bằng các cầu vượt thép.

Do đó, theo đại diện Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, trong tháng 1/2017 sẽ khởi công cầu vượt tại vòng xoay Nguyễn Thái Sơn – Phạm Văn Đồng với tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông khu vực, đặc biệt là tuyến đường cửa ngõ dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Trước đó Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 cũng tổ chức thi công dự án hầm chui An Sương (quận 12 và huyện Hóc Môn) với tổng vốn đầu tư hơn 514 tỷ đồng nhằm giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông tại nút giao giữa Quốc lộ 1 với Quốc lộ 22; tăng cường năng lực giao thông tuyến đường cửa ngõ thành phố hướng từ trung tâm thành phố về quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi cũng như kết hợp với dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22 (sẽ được triển khai trong thời gian tới) giúp kết nối giao thông thuận lợi hơn giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh cũng như với Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh).

Anh Đức
Hà Nội thông xe cầu vượt Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái
Hà Nội thông xe cầu vượt Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái

Sáng 26/12, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ thông xe công trình cầu vượt tại nút giao Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái trên tuyến đường vành đai 1. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, công trình cầu vượt tại nút giao Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái có tổng vốn đầu tư trên 166 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách thành phố Hà Nội do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN