EC sẽ kiểm tra ngẫu nhiên các tỉnh về thẻ vàng của ngành thủy sản

EC không thông báo sẽ kiểm tra cụ thể ở những địa phương nào. Việt Nam cũng không chuẩn bị trước những nơi Việt Nam đã làm tốt mới mời đoàn của EC tới kiểm tra.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám.

Đó là thông tin được ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra trong sáng này 15/5 tại Hội nghị đánh giá và bàn giải pháp tăng cường hiệu quả hệ thống quan sát tàu cá.

Đoàn kiểm tra của EC sẽ tới Việt Nam trong ngày hôm nay 15/5, xin ông cho biết công tác đón đoàn đã được thực hiện như thế nào?

Sau khi EC cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đã triển khai quyết liệt các giải pháp.

Quốc hội cũng thông qua Luật Thủy sản mới. Ngoài ra, toàn bộ hệ thống pháp luật liên quan đã nghiên cứu 9 khuyến nghị của EC.  Việt Nam cũng đã giải trình, tiếp thu 9 khuyến nghị và gửi cho phía EC để họ kiểm tra.

Hơn nữa, sau Luật Thủy sản được thông qua, Bộ NN&PTNT ban hành 2 Nghị định và 9 Thông tư hướng dẫn về Luật Thủy sản. Đặc biệt, trong đó là Nghị định về xử phạt hành chính, trong đó quy định rõ các hành vi vi phạm về đánh bắt trái phép.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sang EU làm việc về vấn đề này, EU cũng đã đánh giá cao việc tích cực tham gia, thiết thực và chuyển biến của Việt Nam.

Trên cơ sở đó, từ ngày 15/5 - 25/5 này, EC sẽ cử đoàn kỹ thuật sang Việt Nam để đánh giá thực tiễn,  kiểm tra những báo cáo của Việt Nam. Đoàn công tác sẽ kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá khách quan việc Việt Nam báo cáo và việc thực hiện có đúng không. Kiểm tra sự chuyển biến đã đạt được mức yêu cầu của EU chưa?.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông và các địa phương đã sẵn sàng tất cả các nội dung theo yêu cầu từ đoàn kiểm tra của EC.  Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đã nói, Việt Nam sẽ không giấu giếm. Thông tin cụ thể những việc Việt Nam đã làm được, những việc chưa làm được và mong nhận được sự góp ý của EC về những vấn đề còn khiếm khuyết.

Thậm chí  Việt Nam cũng đề xuất hợp tác, để EC giúp Việt Nam về năng lực, kỹ thuật… những vấn khác mà Việt Nam còn hạn chế. Việt Nam đã thể hiện tinh thần cầu thị. Với sự chuyển bị chu đáo, mong rằng EC sẽ đánh giá đúng các nỗ lực của Việt Nam và hy vọng Việt Nam sớm thoát khỏi thẻ vàng.

Đoàn công tác của EC sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên ở các tỉnh. Vậy ông có khuyến cáo gì với các địa phương đánh bắt xa bờ không?

EC không thông báo sẽ kiểm tra cụ thể ở những địa phương nào.  Việt Nam cũng không cần thiết chuẩn bị cụ thể ở địa phương nào và định hướng để EC đi kiểm tra.

Việt Nam sẽ thực hiện với tinh thần, tất cả các tỉnh và toàn quốc phải thực hiện thực sự. Việt Nam đã làm được gì thì sẽ thông báo cụ thể cho EC. Do vậy,  Việt Nam cũng không chuẩn bị trước những nơi  Việt Nam làm tốt mới mời đoàn của EC tới kiểm tra. Việt Nam để đoàn kiểm tra của EC đi kiểm tra, đánh giá ngẫu nhiên và khách quan. 

Xin ông cho biết công tác kiểm soát các tàu cá đánh bắt xa bờ của Việt Nam đã được hiện tới đâu? 


Theo quy định của EC, các tàu đánh bắt xa bờ đều phải lắp thiết bị giám sát hành trình, đặc biệt các tàu cá từ 24 m trở lên phải lắp thiết bị giám sát hành trình, minh bạch và chống đánh bắt bất hợp pháp. Điều này đã được tiếp thu và đưa vào Luật Thủy sản. Vì vậy, đây là công việc bắt buộc.

Các tàu đánh bắt xa bờ đều phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Ảnh: TTXVN


Thứ hai là Việt Nam đã triển khai 3.000 thiết bị này giám sát hiện đại Movimar.  Việt Nam sẽ tiếp tục rà soát lại, để lắp đúng đối tượng, đồng thời hướng dẫn chi tiết người dân, bổ sung các tính năng như dự báo ngư trường, thông tin gắn với lợi ích của ngư dân… để người dân được hưởng lợi và yên tâm ủng hộ.

 
Hiện nay, vẫn còn số lượng tàu cá tương đối lớn chưa được lắp đặt các thiết bị hành trình. Ngành thủy sản sẽ làm gì để kiểm soát các tàu cá này?

Hiện nay, Việt Nam có 2 hệ thống giám sát hành trình. Thứ nhất là với hệ thống máy thông tin liên lạc tích hợp định vị vệ tinh VX- 1700 nhận hỗ trợ theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Việt Nam đã có 10.600 tàu cá xa bờ được lắp đặt. Thứ hai là dự án Movimar của  Việt Nam,  3.000 tàu cá xa bờ đã được lắp đặt thiết bị hành trình hiện đại.

Tuy nhiên, tổng cộng mới chỉ là 13.000 tàu cá được lắp thiết bị hành trình. Trong khi, phải bao phủ cả 30.000 tàu cá đánh bắt xa bờ. Do vậy, chúng ta đã thực hiện bằng cách kiểm soát thông qua các tổ đội. Vì thế, 3.000 thiết bị Movimar chính là 3.000 tổ đội, mỗi tổ đội 7 - 10 tàu. Như vậy, đã phủ gần hết số tàu đánh bắt xa bờ của Việt Nam.

Do đó, Việt Nam có thể giám sát được tàu cá trong điều kiện Việt Nam chưa có nhiều kinh phí để lắp cho từng tàu.

Xin cảm ơn ông!.

H.V/Báo Tin tức
Cà Mau: Đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn hiệu quả tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Cà Mau: Đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn hiệu quả tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Trong tháng 4/2018, tỉnh Cà Mau không phát sinh các trường hợp tàu cá của ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN