Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong giao thông

Tại dự thảo Nghị định về Thanh toán điện tử giao thông đường bộ, Bộ Giao thông vận tải đề xuất nhiều điểm mới như mở rộng dịch vụ thanh toán, thêm nhà cung cấp dịch vụ và tài khoản giao thông...

Để làm sáng tỏ hơn bức tranh thanh toán điện tử giao thông, chiều 30/9, báo Giao thông phối hợp với Tạp chí Vietimes tổ chức Hội thảo “Tương lai nào cho thanh toán điện tử trong giao thông”.

Tham dự Hội thảo có đại diện Cục Đường bộ Việt Nam, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Trung tâm công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan; đại diện Ngân hàng Nhà nước; Các chuyên gia kinh tế, tài chính; Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Giao thông; Các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán.

Tại Hội thảo, ông Tô Nam Toàn, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ Môi trường và Hợp tác Quốc tế, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, điểm đáng chú ý tại dự thảo Nghị định được Bộ Giao thông vận tải đề xuất là cho phép mở rộng ra các dịch vụ thanh toán khác như sân bay, bến cảng, bãi đỗ xe... trên nền tảng hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) hiện nay.

"Bộ Giao thông vận tải đề xuất sẽ tách tài khoản thu phí ETC thành tài khoản giao thông và phương tiện thanh toán. Theo quy định này, tài khoản giao thông là tài khoản không có tiền, chỉ bao gồm các thông tin để xác định đối tượng thanh toán, xác định số tiền phải thanh toán. Để thực hiện thanh toán, tài khoản giao thông phải được kết nối với phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt", ông Tô Nam Toàn thông tin.

Chú thích ảnh
Hội thảo “Tương lai nào cho thanh toán điện tử trong giao thông”.

Theo ông Nguyễn Trung Anh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ kỹ thuật thanh toán và Ngân hàng số, Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hạ tầng kỹ thuật, các sản phẩm dịch vụ thanh toán hiện nay đáp ứng tốt hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ. Ông Trung Anh nêu ví dụ, từ tháng 4/2023, công ty TNHH thu phí tự động VETC đã được cấp giấy phép trung gian thanh toán cho phép khách hàng sử dụng Ví điện tử VETC để thanh toán cho nhiều dịch vụ khác ngoài thu phí giao thông.

"Những đề xuất của Bộ Giao thông vận tải trong dự thảo Nghị định góp phần giúp người tham gia giao thông tiết kiệm thời gian, chi phí khi thanh toán các dịch vụ vận tải, điều này phù hợp với chủ trương hạn chế sử dụng tiền mặt của Nhà nước", ông Nguyễn Trung Anh nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi kinh nghiệm thanh toán dịch vụ giao thông trong nước và quốc tế; quy mô thị trường dịch vụ thanh toán cho dịch vụ giao thông và cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này; những vướng mắc, khó khăn thực tiễn trong thanh toán dịch vụ giao thông hiện nay, những nhu cầu, mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán trong dịch...

Những thông tin, kinh nghiệm và giải pháp hữu ích được chia sẻ tại Hội thảo là tiền đề xây dựng, hoàn thiện phương thức thanh toán hiện đại, tiện ích, góp phần phát triển chất lượng dịch vụ giao thông tại Việt Nam. 

Thế Đoàn/Báo Tin tức
Ấn Độ cách mạng hóa thanh toán điện tử trong nỗ lực thành siêu cường kinh tế
Ấn Độ cách mạng hóa thanh toán điện tử trong nỗ lực thành siêu cường kinh tế

Giờ đây, người Ấn Độ sử dụng UPI để trả tiền cho mọi thứ, từ mua rau cho đến khám bệnh. Nhiều giao dịch kỹ thuật số được hoàn thành ở Ấn Độ hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Vào năm 2023, số lượng giao dịch UPI đạt kỷ lục là 100 tỷ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN