Chiều phiên này, tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay tăng 0,2%, lên mức 1.945,63 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ ổn định ở mức 1.972,50 USD/ounce.
Bất chấp đà tăng trong tuần này, vàng đang hướng đến đà giảm hàng tháng gần 1% khi đồng USD hướng tới mức tăng hàng tháng đầu tiên trong ba tháng và lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ chuẩn bị ghi dầu mức tăng tháng thứ tư liên tiếp, sau khi đạt mức "đỉnh" kể từ năm 2007 vào tuần trước.
Michael Langford, Giám đốc đầu tư tại Scorpion Minerals, cho biết: “Các nhà giao dịch đang chờ đợi các tin tức để có cái nhìn toàn diện hơn về lạm phát của Mỹ”. Ông Langford cho biết thêm, dự liệu về PCE và thị trường việc làm hàng tháng sẽ giúp đưa ra định hướng về lãi suất của Fed.
Dữ liệu được công bố trong tuần này cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn một chút so với số liệu ban đầu trong quý II/2023, trong khi số vị trí việc làm sẵn có ở Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm rưỡi vào tháng 7/2023 do thị trường lao động được nới lỏng.
Chỉ số đồng USD đã giảm khoảng 1% và lợi suất trái phiếu Mỹ đã giảm khoảng 3% trong tuần tính đến thời điểm hiện tại, đẩy giá vàng - tài sản không sinh lời- lên mức cao nhất được ghi nhận kể từ đầu tháng.
Cũng trong phiên này, giá bạc giao ngay giảm 0,4% xuống 24,55 USD/ounce sau khi leo lên mức cao nhất hơn một tháng vào phiên trước đó.
Giá bạch kim tăng 0,3% lên 976,16 USD/ounce, hướng tới mức tăng tháng thứ hai liên tiếp. Giá Palladium tăng 0,6% lên 1.229,56 USD/ounce, nhưng được dự đoán sẽ giảm gần 4% trong tháng Tám.
Tại Việt Nam, chiều 31/8, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 67,65 - 68,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).